Bệnh rận mu là gì? Điều trị như thế nào cho hiệu quả

Bệnh rận mu (còn gọi là rận càng cua, rận bẹn, rận chân mày, rận lông mi…), rận mu nằm sâu trong lỗ chân lông chúng bám chặt vào da người làm cho người bị đốt khó phát hiện ra khi ngứa mà chỉ nghĩ đến bệnh ngứa ngoài da khác. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được các dấu hiệu nhận biết cùng với cách phòng ngừa thì bạn sẽ không việc gì.

Bệnh rận mu là gì?

Rận mu hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn (danh pháp khoa học: Pthirus pubis) là một loài rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh sống và sinh sản ở vùng lông mu của con người như vùng da lông mu, vùng sinh dục nhất là ở nam giới.

ký sinh trên cơ thể con người, rận mu là tác nhân gây ra bệnh rận mu hay rận lông mu gây ra triệu chứng ngứa ngáy ở những vùng nhạy cảm của con người.

Dấu hiệu nhận biết bệnh rận mu

Những người bị loại côn trùng này đốt thường có triệu chứng ngứa ngáy liên tục hoặc có những cơn ngứa dữ dội, xuất hiện những chấm nhỏ màu xám hoặc đen ở các khu vực có lông, nhất là vùng lông ở bẹn, tóc, chân mày, lông mi mắt… Rận mu nằm sâu trong lỗ chân lông chúng bám chặt vào da người làm cho người bị đốt khó phát hiện ra khi ngứa mà chỉ nghĩ đến bệnh ngứa ngoài da khác.

Khi ngứa ngáy dữ dội sẽ khiến mọi người gãi mạnh liên tục, khiến các vùng da bị xây xước, tổn thương, thậm chí dẫn đến viêm loét da, viêm nang lông, mụn, mủ, viêm da… Đặc biệt hơn các trường hợp nặng còn bị sốt, suy nhược cơ thể, thường xuyên mệt mỏi… Nếu không được điều trị kịp thời, rận mu có thể lây lan sang rất nhiều vùng khác trên cơ thể và lây truyền từ người sang người qua đường tình dục.

Ngoài ra rận mu còn lây qua các vật trung gian như quần áo (ở các nếp áo, kẽ áo), giường, chiếu, chăn màn, giường chiếu ở các nhà trọ và phòng nghỉ là nơi rận mu trú ẩn nhất nhiều…

Không chỉ gây bất tiện, làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày, mà căn bệnh này còn dễ khiến người bệnh mắc các bệnh khác liên quan như những bệnh về da, bệnh vùng kín, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể, đe dọa cả khả năng sinh sản.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể quan sát thấy trứng và rận mu bám trên cơ thể bằng mắt thường.

Biện pháp phòng tránh bệnh rận mu

Rận mu thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, nó có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như trong quan hệ tình dục, mặc chung quần lót, áo lót của người có rận mu, dùng chung chăn, màn, khăn tắm.

Rận mu ở bụng.
Khi bị bệnh, cần làm sạch nơi ở để loại bỏ rận, dùng thuốc DEP để diệt rận. Có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả (dầu hôi) chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt.

Ngoài ra có thể dùng thuốc trừ sâu hữu cơ Cypermethyl hoặc Pyrethrin (cúc trừ trùng) trong các bình xịt muỗi. Bên cạnh đó cần sinh hoạt tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm.

Để phòng bệnh rận mu thì có khuyến cáo cho rằng không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật nhất là vào mùa nắng nóng.

Xem thêm

Những điều cần biết về căn bệnh thế kỷ – bệnh HIV