Bệnh động mạch vành ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Bệnh động mạch vành là một căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với người già. Hãy cùng vtvcantho tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh động mạch vành ở người cao tuổi ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe nhé.

Nguyên nhân gây bệnh động mạch vành ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi, các biến đổi về cấu trúc của tim gây ra tình trạng loạn nhịp tim, nghĩa là tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều. Các van tim ở người cao tuổi cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và hóa vôi. Trong đó, van động mạch chủ thường bị nhất, các van khác cũng bị ảnh hưởng và gây nên bệnh van tim người cao tuổi.

Triệu chứng của bệnh động mạch vành ở người cao tuổi

Triệu chứng thiếu máu và nhồi máu cơ tim dẫn đến đau thắt ngực. Khi người già làm việc gắng sức hay tinh thần không thoải mái, bệnh nhân sẽ có cảm giác như có bàn tay cứng cáp bóp nghẹt giữa lồng ngực, kéo dài vài phút, kèm theo khó thở, toát mồ hôi. Khi ấy, nên ngưng công việc và nghỉ ngơi thì triệu chứng sẽ hết trong vài phút. Còn triệu chứng nhồi máu cơ tim là mức độ nặng nhất, khi đó mạch máu nuôi tim bị tắc hoàn toàn. Biểu hiện cũng là đau thắt ngực nhưng mức độ đau dữ dội hơn và kéo dài thời gian hơn 30 phút. Khi bệnh nhân rơi vào triệu chứng này cần đưa đi nhập viện càng sớm càng tốt mới điều trị thành công.
Triệu chứng của suy tim: Tim bị suy yếu không bơm máu đến các cơ quan đầy đủ, người bệnh sẽ thấy mệt, yếu ớt khi vận động. Hơn nữa, máu bị ứ đọng ở phổi sẽ gây khó thở khi gắng sức, ứ lại ở gan gây đau ở sườn bên phải, ứ lại ở chân gây sưng phù mu bàn chân. Khi có triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ yêu cầu làm siêu âm tim và chụp hình phổi để chẩn đoán bệnh chính xác.
Triệu chứng của loạn nhịp tim: Về loạn nhịp tim, có rất nhiều loại bệnh khác nhau, một số loại rất nguy hiểm cần điều trị ngay, một số khác không nguy hiểm. Các loại rối loạn nhịp tim đều gây triệu chứng tương tự nhau, bao gồm hồi hộp, đánh trống ngực, đôi khi gây chóng mặt và ngất xỉu. Và khi tự sờ mạch ở tay hay cổ, người bệnh cũng biết nhịp tim không ổn định.
Các phương pháp điều trị bệnh động mạch vành ở người cao tuổi

Điều trị nội khoa: điều trị bằng thuốc, có thể dùng một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp với nhau. Phương pháp này làm giảm được triệu chứng nhưng không giải quyết được nguyên nhân là hẹp lòng ĐMV.

Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật làm cầu nối chủ – vành. Vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ được cung cấp máu bởi một mạch máu khác vòng qua chỗ ĐMV bị hẹp hoặc tắc.

Tim mạch can thiệp: can thiệp ĐMV qua da là phương pháp không phải phẫu thuật nhưng vừa làm giảm triệu chứng vừa giải quyết được nguyên nhân là hẹp lòng ĐMV.

Cho dù người bệnh đã được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa hay tim mạch can thiệp thì việc sử dụng tiếp các thuốc là hết sức cần thiết để duy trì kết quả của các thủ thuật này. Bên cạnh đó cần phải thay đổi lối sống như: Không hút thuốc lá; Luyện tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là tập đi bộ; Tránh căng thẳng quá mức; Ăn nhạt, không ăn mỡ và các phủ tạng động vật, hạn chế ăn trứng, sữa, đồ ngọt; Không uống quá nhiều rượu, bia. Và điều trị một số bệnh có liên quan đến bệnh ĐMV: Điều trị bệnh tiểu đường; Ăn chế độ giảm cân chống béo phì; Điều trị rối loạn mỡ máu; Điều trị bệnh tăng huyết áp.

Cách phòng bệnh động mạch vành ở người cao tuổi

– Kiểm soát trọng lượng cơ thể: Chỉ số khối lượng cơ thể trung bình là 18,5 – 22,9 kg/m2. Nếu vòng bụng trên 90cm ở nam giới và trên 80cm ở nữ giới có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa và cần phải giảm cân.

– Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm nồng độ oxy trong máu, làm tổn thương và suy yếu thành động mạch. Bỏ thuốc lá hoặc tránh hít phải khó thuốc thụ động sẽ giúp phòng bệnh mạch vành ở người cao tuổi.

– Thay đổi lối sống: Thường xuyên vận động, thể dục thể thao phù hợp, vừa sức sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải tiện tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn

– Kiểm soát các bệnh có liên quan.

Mong rằng bài viết chia sẻ thông tin về bệnh động mạch vành ở người cao tuổi trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Xem thêm

Những bệnh về mắt hay gặp ở người cao tuổi