Những bệnh về mắt hay gặp ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều bắt đầu bị lão hóa, trong đó có mắt. Bệnh về mắt đã trở thành nhóm bệnh phổ biến ở người già, khó có thể tránh khỏi. Ở tuổi ngoài 40, đôi mắt sẽ bắt đầu có những triệu chứng của quá trình lão hóa. Người cao tuổi thường mắc phải các bệnh lý về mắt sau đây. Cùng vtvcantho tìm hiểu kỹ hơn về các bệnh về mắt ở người cao tuổi ngay sau đây nhé

Bệnh thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm)

Ở tuổi ngoài 60, vùng hoàng điểm ở võng mạc bắt đầu bị thương tổn, các tế bào tại trung tâm võng mạc bị suy thoái dần, gây nên bệnh thoái hóa điểm vàng. Bệnh không gây nên cảm giác đau nhức nhưng nó làm thị lực giảm sút, mắt mờ dần theo thời gian. Khi tập trung nhìn một vật nào đó, người bệnh sẽ không thấy gì, hoặc nhìn thấy hình ảnh bị méo mó. Khi tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng càng cao.

Bệnh đục thủy tinh thể

Từ tuổi 60, nhiều người nhận thấy mắt mờ dần, không bị đau nhức, đeo kính nhưng thị lực vẫn không cải thiện. Thì đó là dấu hiệu thủy tinh thể bắt đầu bị đục.

Khi bệnh nhân mắc bệnh đục thủy tinh thể thì cách điều trị duy nhất là phẫu thuật để thay thủy tinh thể nhân tạo, giúp mắt sáng trở lại. Phẫu thuật Phaco là phương pháp phẫu thuật thay thế thủy tinh thể được thực hiện rất dễ dàng, không đau, phục hồi thị lực nhanh.

Bệnh khô mắt

Từ tuổi 50 trở đi, các tuyến nước mắt bắt đầu hoạt động kém hơn. Tình trạng đó cũng có thể là hậu quả của việc thường xuyên sử dụng các thuốc chữa dị ứng, tăng nhãn áp, bệnh tim… Khi tuyến nước mắt của chúng ta hoạt động kém, mắt sẽ bị kích thích, gây cảm giác khó chịu như có cát, bụi ở trong mắt.

Bệnh nhân bị mỏi mắt thường có các cảm giác khó chịu như nhức, mỏi mắt, cộm mắt…

Để phòng tránh bệnh khô mắt, bạn hãy chăm sóc mắt bằng cách nhỏ nước mắt nhân tạo thường xuyên, tránh tiếp xúc với nơi có nhiều bụi bặm, không khí ô nhiễm; tránh làm việc liên tục với màn hình vi tính, không tập trung đọc sách trong thời gian quá lâu. Ngoài ra, bạn cần giảm sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây khô mắt; đeo kính râm để tránh nắng, gió khi đi ra ngoài.

Tăng nhãn áp (Cườm nước, glaucoma)

Khi về già, các tế bào ở trong mắt (ở vùng bè) bắt đầu bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không co dãn hoặc bị bít kín nên thủy dịch ở trong mắt không có lối thoát ra ngoài được, khiến tăng áp suất trong mắt và gây thương tổn thần kinh mắt. Bệnh nếu không được chữa trị sớm sẽ khiến mù lòa. Mắt người châu Á có góc tiền phòng hẹp nên dễ bị bệnh tăng nhãn áp.

Đây là nguyên nhân gây mù lòa thưc hai sau đục thủy tinh thể. Những người ngoài 40 tuổi nên định kỳ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám, kiểm tra nhãn áp nhằm phát hiện bệnh cườm nước (nếu có). Bệnh này cần phải được điều trị sớm ngay từ khi mới bị bệnh, bởi vì khi mắt đã mờ thì không thể điều trị sáng lên được mà chỉ có thể duy trì được tình trạng mắt hiện tại. Khi bị cườm nước, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống, nhỏ thuốc hoặc truyền dịch để hạ nhãn áp. Sau đó tùy diễn biến của bệnh có thể chỉ cần chữa thuốc hoặc cần phải phẫu thuật.

Ngoài ra để phòng bệnh cườm nước, người già cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động và massage mắt để thủy dịch lưu thông, giúp tế bào thần kinh được khỏe mạnh.

Mong rằng những thông tin chia sẻ về bệnh mắt ở người cao tuổi trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc!

Xem thêm

Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu, phòng ngừa như thế nào?