Bài thuốc chữa mất ngủ từ cây xấu hổ

Bẻ một nhành cây xấu hổ, chờ nó khô dần, vậy là bạn đã có cho mình bài thuốc chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả.

Cây xấu hổ thường được gọi với cái tên là cây trinh nữ, cây mắc cỡ hoặc hàm tu thảo. Cây có kích thước nhỏ, thường mọc thành bụi, khi đụng vào cây sẽ cụp rủ xuống. Người ta dựa vào đặc điểm này mà đặt nên tên của cây. Bộ phận dùng thuốc là rễ và cành lá.

bai-thuoc-chua-mat-ngu-tu-cay-xau-ho

Rễ được đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, sấy hoặc phơi khô, có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố, có tác dụng chỉ khái, hóa đàm, thông kinh, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích. Cành lá thường hái vào mùa khô, dùng tươi hoặc dùng khô, có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần.

Dược tính và công dụng của cây xấu hổ với sức khỏe

Chữa an thần, mất ngủ

Thảo dược chính là vị thuốc an toàn được tin dùng phổ biến trong việc giải quyết dứt điểm cơn mất ngủ kéo dài. Để đầu óc thoải mái, an thần, ngủ sâu và ngon, hãy thực hiện theo phương pháp sau với cây xấu hổ:

Bài thuốc 1: Rửa sạch cành của cây, thái mỏng hoặc cắt ngắn, mang đi phơi khô khoảng 15 – 20g, đun nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc 2: Kết hợp 15g cây xấu hổ phơi khô, cây nụ áo hoa tím 15g, đất hoa vàng 30gam, lạc tiên, bạch môn, thảo quyết minh mỗi thuốc 10g, đun tất cả và uống mỗi ngày. Duy trì đều đặn trong 1 tuần sẽ thấy kết quả tốt.

Một số công dụng khác từ cây xấu hổ

Bài thuốc hỗ trợ trị động kinh

Những người thường xuyên bị bệnh động kinh nên thực hiện với bài thuốc dân gian này: Rễ, thân, lá cây xấu hổ phơi khô 20gam, cây câu đằng 10gam sau đó sắc uống mỗi ngày, đặc biệt là khi chuẩn bị đến cơn co giật nên uống nước này. Tuy nhiên, khi thực hiện với công thức này chú ý không nên sắc kỹ cây câu đằng.

Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

Xem chi tiết: TẠI ĐÂY

Tuy công dụng của cây xấu hổ đã được dân gian công nhận và đưa vào nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, nhưng tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa mỗi người, trước khi áp dụng các bài thuốc, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền.

dinhduong.online

Tags: