Thực đơn cho người bệnh gút đầy đủ dinh dưỡng
Thực đơn cho người bệnh gút trong một tuần được áp dụng cụ thể và nghiêm ngặt như thế nào? Glad Health với những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn
Thực đơn ăn uống khoa học là một trong những yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả. Theo đó, thực đơn cho người bệnh gút trong 1 tuần là điều rất được quan tâm hiện nay. Vậy thực đơn trong 1 tuần này có gì và bệnh nhân gút nên sử dụng những loại thực phẩm nào tốt khi điều trị gút? Cùng đến với những chia sẻ thú vị sau đây của Glad Health để tìm ra lời giải đáp hữu ích và đầy đủ nhé!
Thực đơn cho người bệnh gút có những loại thực phẩm nào nên sử dụng?
Rau cần
Là loại rau chứa nhiều vitamin cũng như các loại khoáng chất, rau cần là thực phẩm mà bệnh nhân gút nên sử dụng bởi nó chứa rất ít nhân purin.Bên cạnh đó, rau cần còn có tính mát, vị ngọt thanh rất tốt cho cơ thể người bệnh.
Dưa chuột
Dưa chuột chứa nhiều vitamin C và kali mang lại công dụng lợi niệu cho người bệnh. Vì vậy, đây cũng là loại thực phẩm được khuyên dùng đối với những người mắc bệnh gút.
Súp lơ
Cũng là một loại thực phẩm giàu vitamin C, súp lơ là loại rau tốt tốt cho người bị gout. Do vậy, bổ sung súp lơ trong các bữa ăn hàng ngày chính là lựa chọn khoa học và an toàn.
Rau bắp cải, cải xanh
Cải bắp và cải xanh là hai loại rau có tính kiềm đồng thời chứa lượng lớn muốn kali, vitamin và gần như không chứa nhân purin hoặc nếu có cũng chỉ ở hàm lượng rất thấp. Do đó, cải bắp và cải xanh là hai loại rau rất tốt cho người bệnh gút cũng như những người có acid uric trong máu đang đạt mức cao.
Các loại cà
Trong thực đơn cho người bệnh gút, các loại cà như cà pháo, cà tím, cà bát,…là những loại cà được khuyên sử dụng. Bởi các loại cà này mang lại công dụng hoạt huyết tiêu thũng, lợi niệu, khử phong thông lạc và thanh nhiệt chỉ thống.
Quả anh đào
Anh đào là loại quả chứa hoạt chất anthocyanins với đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Không những thế, chất allopurinol còn mang đến khả năng ngăn chặn, giảm thiểu các cuộc tấn công của gout cũng như giúp phòng ngừa rất tốt những biến chứng của bệnh gout.
Một số loại thực phẩm khác
Ngoài ra, bệnh nhân gút còn nên sử dụng thêm những loại thực phẩm khác trong thực đơn của mình như bí đỏ, bí xanh, đậu đỏ, đậu tương dưa hấu, táo, lê, nho, sữa bò,…Đây đều là những thực phẩm chứa rất ít nhân purin đồng thời mang lại công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, rất tốt trong quá trình điều trị của bệnh gout.
Thực đơn cho người bệnh gút trong 1 tuần khoa học và đảm bảo dinh dưỡng
Ngày thứ nhất
- Sáng: Cháo thịt nạc
- Trưa: 2 bát cơm nhỏ + thịt nạc viên hấp + canh rau cải
- Chiều (15h): Trái cây tươi + 250ml nước
- Tối (18h): 2 bát cơm nhỏ + canh mồng tơi + đậu phụ rán
Ngày thứ 2
- Sáng: Bánh mì trứng ốp la + 300ml sữa bò
- Trưa: 2 bát cơm nhỏ + rau cải trắng xào – trứng rán
- Chiều: 1 ly nước ép trái cây (ép cam, ép táo, ép dưa hấu..)
- Tối: 2 bát cơm nhỏ + canh bí đỏ + thịt luộc
Ngày thứ 3
- Sáng: 2 lát sandwich kèm mứt dâu tây + 200ml nước cam ép
- Trưa: Phở bò
- Chiều: Salad trộn ngô
- Tối: 2 bát cơm nhỏ + canh cải chua + gà luộc
Ngày thứ 4
- Sáng: Cháo hạt dẻ + 250gr dâu tây
- Trưa: 2 bát cơm nhỏ + canh tần ô + bò xào hành
- Chiều: bánh quy + 250ml nước
- Tối: 2 bát cơm nhỏ + măng xào thịt + rau luộc
Ngày thứ 5
- Sáng: hủ tiếu + 300ml nước
- Trưa: 2 bát cơm nhỏ + canh cải xanh + thịt xào củ cải
- Chiều: nho tươi
- Tối: 2 bát cơm nhỏ + canh chua rau cải
Ngày thứ 6
- Sáng: cơm tấm + 300ml nước
- Trưa: bún bò + 300ml nước cam ép
- Chiều: dưa hấu
- Tối: 2 bát cơm nhỏ + canh rau ngót + thịt xíu mại
Ngày thứ 7
- Sáng: nui sốt cà + 250ml nước táo ép
- Trưa: 2 bát cơm nhỏ + cải bẹ xanh xào + sườn non chua ngọt
- Chiều: quả anh đào
- Tối: 2 bát cơm nhỏ + canh bí xanh + rau cần xào thịt
Bài viết này đã phổ biến cho bạn phương thức và lưu ý về bệnh gút nên ăn gì, xây dựng thực đơn như thế nào cho hiệu quả.