Tác dụng của cây râu mèo là gì?
Theo Đông y, tác dụng của cây râu mèo dùng để chữa bệnh sỏi, viêm thận, viêm bàng quang,..
Đặc điểm thực vật, phân bố của Râu mèo: Cây Râu mèo nhỏ, cao 0,3 – 1,0m. Thân có cạnh vuông, mang nhiều cành. Lá mọc đối, cặp lá trước mọc thành chữ thập đối với cặp lá sau. Cuống lá rất ngắn. Cụm hoa tận cùng, thẳng, mọc thành chùm, màu hoa lúc non thì trắng, sau ngả màu tím. Nhị và nhụy hoa Râu mèo thò ra trông giống râu con mèo. Cây Râu mèo mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta.
Một số tác dụng đáng lưu ý của cây râu mèo
Tăng và bài tiết nước tiểu: theo các tác giả Chow S.Y.Liao J.F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tính mạch với liều 18,8mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất điện giải Na+ K+ Cl.
Lợi tiểu: các tác giả G.A. Schut và J.H.Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3-hydroxy – 3,6,7,4 tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tính mạch với liều lượng 10g/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140 phút là 410mg, còn Sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120 phút, không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên cùng một liều 1mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm.
Bệnh thận và sỏi thận: theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích cho điều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Hạ huyết áp, giảm tần số hô hấp: trên động vật thí nghiệm, chất methylripariochromene A (MRC), ly trích từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng hạ huyết áp (đặc biệt là huyết áp tâm thu) do tác dụng giãn mạch, giảm hậu tải của tim và lợi tiểu. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2 – 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Trên chó, bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 0,179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp.
Hạ đường huyết: dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng, có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Acid ursolic làm giảm đường huyết, dùng trị đái tháo đường (ở Đài Loan).
Bảo vệ gan: chất ly trích bằng metanol từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng bảo vệ gan bị tổn hại bởi việc dùng quá liều paracetamol.
Tăng sức đề kháng: các flavonoid trong râu mèo có tác dụng chống oxy hóa và bẫy gốc tự do là các chất gây tổn hại cho tế bào và hệ miễn dịch của cơ thể, do đó râu mèo còn có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể.
Hiệu quả trị mụn: trong hai cuộc thí nghiệm để trị mụn, một ở Pháp trên người châu Âu và một ở Thái Lan trên người châu Á, cho thấy một loại mỹ phẩm dạng nhũ tương có chứa 2% trích tinh lá râu mèo làm giảm chất bã nhờn và kích thước mụn trên những người da nhờn do tác dụng làm giảm isozym týp 1 của 5-alpha reductase cũng như giảm sản sinh chất squalen, một cấu tử chính tạo nên chất bã nhờn là nguyên nhân phát sinh mụn. Tác dụng của mỹ phẩm có trích tinh râu mèo tốt hơn khi so sánh với chế phẩm trị mụn thông thường chứa 1% kẽm gluconat.
Đơn thuốc có Râu mèo:
+ Viêm thận phù thũng: Râu mèo, Mã đề, Bạch hoa xà thiệt thảo, mỗi vị 30g sắc uống. Chú ý phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh của y học hiện đại đủ liều theo phác đồ.
+ Viêm đường tiết niệu: Râu mèo, Thài lài, Chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống.
Xem thêm: