Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm mẹ cần chú ý
Từ tháng thứ 6 trở đi thì các mẹ cần bắt đầu tập cho bé ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng và để bé dần quen với việc ăn uống. Tuy nhiên có những nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm mẹ cần chú ý đó là:
Duy trì sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn và tốt nhất cho bé. Theo nguyên tắc này, mẹ cần tiếp tục cho bé bú một cách thường xuyên vì sữa mẹ cung cấp nguồn DHA vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé. Nếu bé không được bú mẹ, bé sẽ không nhận được lượng DHA cần thiết. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu DHA cho bé để bé có đủ dưỡng chất này. Bởi, đây là giai đoạn bé phát triển trí não với tốc độ cao nên DHA rất quan trọng với bé (Theo nghiên cứu, từ 6-12 tháng tuổi, não bé phát triển nhanh, đạt 75% trọng lượng não người lớn – khi bé được 1 tuổi và đạt 80% – khi bé 2 tuổi).
Tránh ăn quá nhiều đạm
Dù bé đã sẵn sàng để ăn dặm nhưng vào thời điểm này hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện và rất dễ bị rối loạn do dung nạp nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất đạm. Khi mẹ cho bé ăn quá nhiều đồ ăn chứa đạm sẽ khiến bé bị khó tiêu dẫn đến táo bón, chán ăn, làm suy giảm chức năng gan, thận. Đạm có nhiều trong các thực phẩm ăn dặm hàng ngày của bé như trứng, thịt, sữa, hải sản… Do vậy, mẹ cần cân đối các nguồn thực phẩm này để đảm bảo cung cấp một lượng vừa đủ dưỡng chất theo nhu cầu phát triển của bé.
Để bé có thể hấp thu các dưỡng chất một cách tốt hơn, giai đoạn này mẹ nên cho bé sử dụng men vi sinh . Men vi sinh sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn và không mắc các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón trong thời kì ăn dặm. Đây là sản phẩm chức năng được rất nhiều mẹ tin dùng hiện nay. Một lòi khuyên cho các mẹ đó là nên chọn loại men vi sinh được sản xuất trên công nghệ hiện đại nhất hiện nay – công nghệ bao kép Lab2pro để đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
Hạn chế đường khi ăn dặm
Các mẹ cần hạn chế việc bổ sung đường vào các món ăn dặm của bé bởi một số nguyên nhân sau:
– Thứ nhất, các loại đường đã qua tinh chế sẽ loại đi rất nhiều chất dinh dưỡng tự nhiên vốn có như vitamin, chất đạm, chất xúc tác, khoáng chất… đặc biệt là vitamin trong cơ thể, làm cho xương, răng, tóc, máu thiếu canxi gây tình trạng còi xương, chậm lớn ở bé.
– Thứ hai, đường có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé vì nó lên men trong dạ dày, làm ngưng sự tiết dịch vị từ đó ức chế sự tiêu hóa của dạ dày khiến cho bé dễ bị mắc các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa.
Giai đoạn này bé bắt đầu tiếp xúc với sữa công thức chứa nhiều đường lactose cũng rất dễ gây tiêu chảy nếu hệ tiêu hóa của bé thiếu men lactase. Để hạn chế tình trạng này các mẹ nên bổ sung men vi sinh sớm cho bé.
Các mẹ nên ưu tiên bổ sung cho bé các loại đường tự nhiên có trong hoa quả hoặc tinh bột. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng khác cho bé như đạm, canxi, vitamin, axit folic, sắt… có trong sữa và các bữa ăn dặm của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng chú ý bổ sung dầu mỡ, rau củ vào những bữa ăn hàng ngày cho bé mẹ.
Việc chăm sóc bé chưa bao giờ là dễ dàng vì thế để con phát triển tốt các mẹ cần chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho bé. Với những chia sẻ về nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm sẽ cho các mẹ thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc bé tốt hơn.
Xem thêm: