Nguyên nhân và cách điều trị bệnh loãng xương ở người già
Những điều cần biết về bệnh loãng xương ở người già: nguyên nhân và cách phòng, trị bệnh loãng xương hiệu quả nhất, danh sách những thực phẩm gây hại cho xương bạn nên dùng đúng liều lượng để giảm sự tác hại đến xương.
Bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương còn gọi là thưa xương, xốp xương là tình trạng giảm khối lượng xương, thường đi kèm với gãy xương, đặc biệt là lún các đốt sống. Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố, ăn uống thiếu chất là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.
Bộ xương của chúng ta cứng cáp được là nhờ có những chất khoáng, nhất là canxi và phospho. Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến xương là: chế độ ăn đầy đủ canxi và các chất khoáng khác; bảo đảm đủ vitamin D để giúp hấp thụ canxi; nồng độ các chất nội tiết tố có vai trò đối với sự phát triển của xương.
Biểu hiện của bệnh loãng xương ở người lớn tuổi
1. Đau xương: Đau nhức các đầu xương.
Đau nhức, mỏi dọc các xương dài.
Đau nhức như châm chích toàn thân.
Đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết.
2. Đau cột sống, đau như thắt ngang cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.
3. Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ (do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).
4. Các triệu chứng toàn thân thường gặp là luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ), thường ra mồ hôi.
5. Thường có kèm theo các bệnh của người có tuổi như: béo bệu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, thoái hóa khớp…
Khi đã có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng nêu trên, khối lượng xương của cơ thể thường đã giảm 30%. Lúc này trên phim X quang thường có thể thấy rõ hiện tượng loãng xương như: Xương tăng thấu quang.
6. Vỏ xương bị mỏng đi
Các đốt sống bị biến dạng: lún xẹp hoặc gãy lún.
Nguyên nhân gây ra chứng loãng xương ở người lớn tuổi
Loãng xương là hậu quả của nhiều nguyên nhân gây ra như: bệnh nội tiết; bệnh thận nặng thải mất quá nhiều canxi; hậu quả của việc dùng thuốc corticoid kéo dài; loãng xương của tuổi mãn kinh và xốp xương của người già chiếm khoảng 90% các trường hợp.
Người cao tuổi bị loãng xương là do hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi. Trong cơ thể, cấu trúc của xương được đổi mới liên tục, chất xương cũ thải hồi và chất xương mới được tạo ra. Nếu sự thải hồi nhiều mà bù đắp không đủ thì xương bị loãng.
Phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố estrogen, nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm. Loãng xương sau mãn kinh gọi là loãng xương týp I, loãng xương týp II là loãng xương tuổi già. Loãng xương týp I xuất hiện trong khoảng thời gian 15-20 năm sau mãn kinh và thường gây ra gãy xương ở cột sống, đầu dưới xương quay, đầu dưới xương chày. Các yếu tố liên quan chặt chẽ đến mãn kinh là nguyên nhân gây loãng xương týp I gồm: sự thiếu hụt estrogen, sự giảm tiết hormon cận giáp trạng, tăng bài tiết canxi qua đường niệu, suy giảm hoạt động của men 25-OH, vitamin D1 anpha hydroxylase làm giảm sự hấp thu canxi ở ruột.
Tỷ lệ loãng xương týp II ở nữ gấp đôi nam và hay gặp gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống. Loại loãng xương này liên quan tới hai yếu tố là giảm hấp thu canxi và giảm chức năng tạo cốt bào, dẫn tới cường tuyến cận giáp trạng thứ phát. Ngoài ra, người ta còn thấy có một số yếu tố tăng nguy cơ bị loãng xương là: yếu tố di truyền, không hay ít hoạt động thân thể, người tạng gầy, người không sinh đẻ, người tắt kinh sớm, người châu Á, người da trắng.
Hậu quả của bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Bệnh loãng xương diễn ra âm thầm, kéo dài trong nhiều năm, tháng và thường không có biểu hiện nên rất khó để nhận biết. Khi phát hiện ra bị loãng xương, thường là người bệnh đã có các triệu chứng đau nhức, buồn bã, tê bì chân tay là lúc bệnh đã nặng. Vì vậy, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ để lại những nguy hiểm mà hậu quả để lại như là gãy xương, mất khả năng vận động, tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ cùng vô vàn các bệnh mãn tính khác.
Cách điều trị thích hợp và phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Tránh để tình trạng có bệnh rồi mới chữa là điều không nên. Do đó, cách điều trị tốt nhất là dự phòng bệnh loãng xương từ sớm, giúp làm chậm lại quá trình mất xương do sinh lý/bệnh lý, bằng cách:
Đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất có chứa canxi, magnesium, vitamin D,K và cùng các khoáng chất khác.
Tăng cường vận động, tập thể dục hàng ngày bằng những bài tập hợp lý như yoga, aerobics, đi bộ cũng là cách tăng độ dẻo dai xương khớp.
Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6‑tháng/lần, sau độ tuổi 50.
Với chị em phụ nữ, nên bổ sung nội tiết tố estrogen, tốt nhất là estrogen thảo dược như EstroG-100 sau độ tuổi mãn kinh (có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn).
Mong rằng bài viết về bệnh loãng xương ở người cao tuổi trên đây sẽ hữu ích với các bạn!
Xem thêm