Mẹ bầu nên ăn gì khi bị ốm nghén?
Tình trạng ốm nghén khi mang thai luôn làm nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng, vì nó ảnh hưởng rất nhiều tới việc ăn uống và cả sự phát triển của thai nhi. Một câu hỏi được đặt ra là mẹ bầu nên ăn gì khi bị ốm nghén? Dưới đây sẽ là một vài chia sẻ của chúng tôi để giúp mẹ bầu giải quyết vấn đề nan giải này.
Tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai là gì?
Ốm nghén có thể đơn giản là cảm thấy hơi khó chịu ở bụng, hoặc đầy hơi nhiều lần trong một ngày. Trong trường hợp này, bạn cần nghỉ ngơi. Không ai cảm nhận được cảm giác bị ốm nghén trừ khi họ tự mình trải qua và trải nghiệm của từng người khi bị ốm nghén là hoàn toàn khác nhau. Thường thì tình trạng ốm nghén sẽ diễn ra trong 6 tuần đầu, đôi khi kéo dài hơn hoặc chấm dứt rồi trở lại sau đó.
Nguyên nhân gây ốm nghén:
– Nồng độ hCG tăng nhanh
Khi bạn mang thai, bác sĩ có thể theo dõi mức độ hCG, đó là một hormone tăng rất nhanh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nồng độ hCG có liên quan đến tình trạng ốm nghén. Khi mang song thai trở lên, nồng độ hCG sẽ cao hơn và tình trạng ốm nghén phổ biến hơn.
– Tăng cảm giác về mùi
Khi mang thai, mũi của các mẹ bầu cũng thính hơn. Điều này không phải lúc nào cũng tốt. Những mùi hương không làm thai phụ khó chịu trước đó nay lại làm phiền và gây ra cảm giác mệt mỏi.
– Dạ dày nhạy cảm
Điều này có thể không diễn ra với mọi phụ nữ, nhưng thường thì khi phụ nữ mang thai hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm. Theo trang BabyCenter, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn dạ dày trong thai kỳ, có thể làm tăng khả năng xảy ra ốm nghén.
Thực phẩm tốt bà bầu khi bị ốm nghén
Những thực phẩm nên ăn khi bị ốm nghén mà các bà bầu không nên bỏ quả:
– Rau quả tươi, đặc biệt là các loại quả thuộc họ cam quýt, những loại rau cải xanh đậm giàu acid folic.
– Sinh tố hoặc nước ép trái cây: Nếu bạn cũng bị khổ sở vì ốm nghén giống một số phụ nữ khác và không thể chịu được mùi của thức ăn, hãy thử làm một ít sinh tố hoặc nước ép hoa quả với nhiều chất dinh dưỡng từ các loại rau, quả tươi.
Cách này sẽ hỗ trợ lượng hydrate và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Nếu bạn có máy say sinh tố hoặc máy ép hoa quả, hãy thử kết hợp xay dứa, táo, cà rốt và gừng. Đây sẽ là một món sinh tố tổng hợp vừa đủ dinh dưỡng vừa giúp bạn vượt qua những cơn ốm nghén khó chịu.
– Bánh bích quy: Nên để sẵn quanh giường hoặc phòng nơi gần tay với những gói bánh bích quy, bánh mặn để ăn mỗi khi lên cơn buồn nôn. Loại bánh này có tác dụng làm quên cảm giác bị buồn nôn. Các loại bánh khô, có vị mặn trung hòa acid trong dạ dày, làm giảm đi cơn đói gây cồn cào khiến bà bầu cảm thấy buồn nôn. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm những loại thực phẩm giàu carbohydrate như mì ống (sợi), ngũ cốc các loại, khoai tây…
– Thịt nạc hoặc cá, nhất là các loại cá giàu chất dầu sẽ giúp bổ sung các loại acid béo cần thiết. Tuy vậy, nên lưu ý một số loại cá nên kiêng ăn nếu chúng chứa nhiều thủy ngân và một số loại cá cần hạn chế dùng.
– Sữa và các chế phẩm từ sữa như yoghurt, pho mát các loại…
– Nhấm nháp gừng: uống nước gừng hay trà gừng (đun sôi vài lát gừng với nước rồi pha với mật ong) hoặc ăn mứt gừng đều có tác dụng giảm ốm nghén rõ rệt.
Mong rằng với những chia trẻ trên đây về vấn đề mẹ bầu nên ăn gì khi ốm nghén sẽ cung cấp thêm cho các bạn những điều cần thiết. Nhằm giúp các mẹ khắc phục được phần nào những khó chịu trong chu kỳ mang thai và đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.