Công dụng của cây rau ráng và những bài thuốc ứng dụng
Cây rau ráng còn có tên gọi khác là chử đào thụ, cây dướng, câu thụ. Từ lâu, người ta đã biết tận dụng công dụng của cây rau ráng vào việc chữa mẫn ngứa, mụn nhọt, và một số bệnh thường gặp khác.
Những công dụng và bài thuốc từ cây rau ráng
Bài 1: Chữa mẩn ngứa do nhiệt: Lá rau ráng tươi 100g. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
Bài 2: Trị cảm cúm: Lá rau ráng một nắm, cùng với lá tre, bạc hà, tía tô, hương nhu, lá bưởi… mỗi thứ một nắm nhỏ. Nấu nước để xông cho ra mồ hôi, có thể uống nước xông.
Bài 3: Đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết: Lá rau ráng bánh tẻ tươi ăn như món rau hằng ngày.
Bài 4: Giúp bồi bổ sức khỏe cho người già yếu, ăn uống kém, tiểu nhiều, chân phù: Quả rau ráng 12g, phục linh 10g, đỗ trọng 10g, câu kỷ tử 10g, ngưu tất 8g, tiểu hồi hương 3g, bạch truật 10g. Đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát. Uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.
Bài 5: Chữa kinh nguyệt không đều: Vỏ cây rau ráng 10g sao cháy. Uống với nước hòa ít rượu. Chia 2 lần uống. Dùng trước chu kỳ kinh 15 ngày, dùng 10 ngày.
Bài 6: Chữa mụn nhọt sưng tấy (còn liền da): Lấy lá, quả rau ráng tươi giã nát đắp lên vùng da bị mụn rồi băng lại khoảng 3 giờ. Ngày thay bằng một lần đắp liền 3 ngày. Có thể lấy nhựa lá để bôi.
Bài 7: Hỗ trợ điều trị kiết lỵ: Lá rau ráng tươi (bánh tẻ) 20g, rửa sạch giã nhỏ thêm nước gạn lấy 10ml, thân rễ seo gà 20g, thái nhỏ sắc với 200ml nước còn 50ml. Trộn 2 nước (lá và rễ) uống làm một lần trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
blogsuckhoe.com