Cách dùng lá sầu đâu trị tiểu đường
Lá sầu đâu trị tiểu đường là tên gọi quen thuộc của người miền nam. Với người miền bắc, lá sầu đâu được gọi là cây Xoan và tên Sầu Đông là tên gọi của người miền Trung. Người ta đã dùng cây này trị bệnh tiểu đường ra sao? Hãy cùng xem phần bật mí bài thuốc cực hay ngay trong bài viết này nhé.
Lá sầu đâu còn gọi là LÁ NEEM là loại thảo mộc truyền thống dùng để chữa bệnh tiểu đường. Lá neem đã được khoa học chứng minh sự hữu hiệu trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh này. So sánh với các loại cây cỏ khác trong lịch sử sử dụng như thuốc làm giảm lượng đường trong máu, lá neem được chứng minh là có năng lực mạnh nhất (Chattopadhyay, 1999).
Lá sầu đâu kiểm soát đường huyết hiệu quả
Bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách sử dụng lá sầu đâu. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia thì lá sầu đâu rất hiệu quả trong việc giảm bớt nồng độ glucose trong cơ thể, giúp tuyến tụy tiết insulin, khiến lượng đường trong máu được kiểm soát trong mức cho phép.
Cách dùng: Lấy 5-10 lá sầu đâu tươi hoặc phơi trong mát cho hơi héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày, nước thuốc có vị rất đắng nhưng hậu ngọt nên cũng không khó uống.
Ở nhiều nước phát triển hiện nay, ngành công nghiệp dược phẩm đã chiết xuất từ cành và lá sầu đâu thành thuốc viên để điều trị bệnh đái tháo đường do thiếu insulin, trị bệnh cao huyết áp , làm thuốc lọc máu và rối loạn nhịp tim, làm giảm mỡ và cholesterol trong máu. Đặc biệt là những sản phẩm từ chiết xuất cây sầu đâu thường không gây ra tác dụng phụ.
Nguồn gốc cây sầu đâu
Cây sầu đâu được phân bố nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Indonesia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang nhiều nhất ở An Giang, Kiên Giang, Ninh Thuận và rải rác ở đồng bằng sông Cửu Long và được gọi là cây sầu đâu.
Nhưng với người Ấn Độ, cây sầu đâu không chỉ được tôn thờ là Cây Thiêng mà còn được coi là một cây thuốc quí và được gọi là Cây Neem Ấn Độ. Người dân địa phương thường sử dụng Cây Neem Ấn độ để điều trị bệnh về da, răng miệng, sốt rét và rối loạn đường huyết.