Cách dùng cây tầm bóp chữa thủy đậu

Cây Tầm bóp (thù lù) chữa thủy đậu là bài thuốc hiệu quả mà lại dễ áp dụng. Để biết được cách dùng cây Thù lù chữa bệnh thủy đậu, chúng tôi mời bạn cùng xem qua bài viết dưới đây nhé.

cach-dung-cay-tam-bop-chua-thuy-dau-1

Cây thù lù cạnh còn gọi cây tầm bóp, lồng đèn có tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà Solanaseae.

Cây thân thảo hằng năm, cao 50 – 90 cm, phân cành nhiều. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay nguyên, dài 30 – 35 mm, rộng 20 – 40 mm, có cuống dài chừng 20 cm. Hoa đơn độc ở nách lá, có cuống dài chừng 1 cm. Đài hoa hình chuông, có lông, chẻ ra từ giữa thành 5 thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay trắng nhạt, có loài có điểm những chấm màu tím ở gốc hoa. Đài đồng trưởng bao lấy trái nên có tên trái lồng đèn.

Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Trái mọng, tròn hay hình trứng, màu xanh khi còn non, đổi sang màu vàng khi chín. Trái chứa nhiều hột nhỏ hình thận, khi chín ăn có vị chua, ngọt. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây có tên dược là Herba physalis Angulatae được thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

cach-dung-cay-tam-bop-chua-thuy-dau

Cách dùng cây Tầm bóp chữa thủy đậu

Theo Đông y, thù lù cạnh được gọi là cẩm đăng lông, có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, tiêu đờm, làm êm dịu cổ họng.

Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Liều dùng 15 – 30 g cành mang hoa lá khô (tươi 50 – 100 g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày liền.

Cây tươi giã đắp trị chàm (eczema). Trị cảm cúm, sốt do siêu vi (sốt xuất huyết, sởi, ban hồng, trái rạ, tay chân miệng…): 50 -100 g cành mang hoa, lá, trái tươi, rửa sạch, giã nát chế nước sôi vào hãm 20 phút để uống ngày 2 – 3 lần, trong 3 ngày liền.

ongnghiep.vn