Bí quyết chăn nuôi dê làm giàu theo hướng mới
Để có nguồn thu “khủng” từ chính trang trại dê nhà mình, giờ đây, người nông dân đã tìm ra một hướng mới để chăn nuôi dê đơn giản hơn mà lãi cao hơn.
Dưới đây là Video chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi dê cụ thể nhất, mời quý bà con cùng theo dõi.
Các Vấn đề Quan Trọng cần biết khi nuôi dê
- Khử, cắt sừng
Mục đích của việc cắt, khử sừng dê là để tránh cho dê đánh húc nhau hoặc sừng quặp vào đầu, cổ gây tổn thương.
Nên khử sừng dê con khi sừng mới nhú lên, lúc dê còn còn đang theo mẹ (dưới 3 tháng tuổi). Bởi vì khử sừng lúc này sẽ ít tổn hại đến sức khỏe dê và ít gây viêm nhiễm hoặc biến chứng.
Cách tiến hành như sau : cắt lông, vệ sinh vùng sừng mọc, dùng cục sắt đặc, dài 5 – 7cm, đường kính 3 – 4cm, cán gỗ; nung nóng trên bếp rồi áp nhanh vào gốc sừng.
Những dê có sừng quá dài hoặc có nguy cơ đâm vào đầu, cổ hay mắt thì nên cắt bỏ bớt sừng. Cách tiến hành như sau : vệ sinh sạch sẽ và sát trùng vùng cắt; phong bế gốc sừng bằng Novocain với liều 30 – 50ml. Tiếp theo, dùng cưa sắc cắt nhanh quanh phần sừng quá dài. Áp nhanh dao nung đỏ vào vùng sừng vừa cắt. Cuối cùng, dùng bông gạc buộc chặt vết cắt và tiến hành theo dõi cho đến khi khỏi hẳn.
Thiến dê
Nên thiến những dê dực non không sử dụng làm giống lúc đạt 3 tuần tuổi. Những con dê đực giống hết thời gian sử dụng, trước khi đưa vào nuôi vỗ béo cũng nên thiến để tăng hiệu quả chăn nuôi và chất lượng thịt. Cách thiến như sau :
- Làm vệ sinh, sát trùng túi dịch hoàn; nắm và kéo hai dịch hoàn ra phpias ngoài và dùng dây buộc lại để chúng không di chuyển trở lại vào trong.
- Dùng dao sắc rạch một đoạn dài 3 – 4cm vào chính giữa túi, để lộ dịch hoàn và kéo dịch hoàn ra ngoài.
- Buộc thắt phần trên thừng dịch hoàn hai nút cách nhau 1,5cm, sau đó dùng dao sắc cắt thừng dịch hoàn giữa hai nút buộc. Làm tương tự như vậy với dịch hoàn còn lại.
- Dùng bông lau sạch máu bên trong và bên ngoài bao dịch hoàn; rắc kháng sinh vào bên trong và khâu bao dịch hoàn lại (nếu môi trường không đảm bảo vê sinh và nhiều ruồi nhặng thì nên bôi thêm Ichthyol).
- Kiểm tra, theo dõi vết thiến và bôi thuốc sát trùng hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Cắt móng chân dê
Móng chân dê thường phát triển nhanh, nhất là trong điều kiện nuôi nhốt hoặc ít được chăn thả. Khi móng chân dê quá dài làm cho chúng đi lại khó khăn, dễ gãy, xước hoặc bị kẹp đá, sỏi, gây tổn thương, làm thối móng và có thể dẫn đến què. Do vậy cần thường xuyên kiểm tra chân móng dê và tiến hành cắt gọt.
Cách tiến hành như sau : dùng dao hoặc kéo sắc cắt móng chân, chú ý cắt bỏ hết phần móng thừa, bẩn và bị bệnh, có thể cắt sâu khi tổ chức móng bị hỏng. Trường hợp chảy máu, dùng cồn I ốt 5% sát trùng rồi băng bó vết thương.
Biện pháp phòng các bệnh truyền nhiễm
Dê có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm như tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng, nhiệt thán… Đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thương gây tỷ lệ chết cao.
Đề phòng các bệnh này chỉ nên mua dê giống ở những vùng an toàn dịch. Khi mua cần kiểm tra sức khỏe, loại bỏ những con ốm, đau, có khuyết tật. Dê mới mua về phải cách ly và theo dõi cẩn thận trong vòng 30 – 40 ngày.
Hàng ngày phải theo dõi tình trạng sức khỏe đàn dê để phát hiện những con ốm yếu, bệnh tật và điều trị kịp thời.
Tiêm vacxin là biện pháp phòng các bệnh này hiệu quả nhất. Phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định tiêm vacxin của các cơ quan thú y, mỗi năm tiêm 2 lần cách nhau 6 tháng.
Biện pháp phòng và trị các bệnh ký sinh trùng
Dê có thể mắc các bệnh nội ký sinh (giun đũ, sán lá gan..) và các bệnh ngoại ký sinh (ghẻ, ve, rận…).
Để phòng các bệnh này, cần tuân thủ các biện pháp sau đây
- Luôn bảo đảm chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo. Mỗi tuần nên quét dọn phân trên nền chuồng và rắc vôi bột một lần. Một quý nên tổng vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, tiêu độc rãnh phân và sân chơi 1 lần.
- Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, bảo đảm đủ nước uống sạch sẽ. Không sử dụng các loại thức ăn ôi thui, ẩm, mốc.
Điều trị:
- Đối với bệnh giun sán : định kỳ tẩy giun sán 6 tháng một lần.
- Đối với bệnh do ghẻ : cần tách những con bị bệnh ra khỏi đàn, cắt lông chỗ bị ghẻ, cạo sạch vẩy mụn và bôi cythion 0,5% hoặc Ivermectin.
- Đối với ve, rận : dùng cresyl hoặc dầu thông bôi vào chỗ ve, rận đốt. Có thể sử dụng chlofenviphos 0,5% diệt trứng ve, rận
Các bệnh thường gặp ở dê
Bệnh viêm phổi ở dê
Bệnh viêm phổi ở dê thường xuất hiện vào những thời kỳ chuyển mùa từ thu sang đông hoặc vào đầu mùa xuân. Các yếu tố bất lợi của môi trường như nhiệt độ thấp, gió mùa, chuồng trại ẩm ướt, chật chội, mất vệ sinh, dê dính mưa…làm tăng tỷ lệ dê mắc bệnh.
Dê bị bệnh có biểu hiện sốt cao, kém ăn, mệt mỏi, ủ rũ, nằm một chỗ, có thể chảy nước dãi, nước mũi, họ và khó thở. Trường hợp bệnh nặng và không điều trị kịp thời dê dễ bị chết. Bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính, dê ốm yếu, gầy còm và rất khó hồi phục lại.
Phòng bệnh
- Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát vào mua hè và ấm áp vào mùa đông. Định kỳ tẩy uế chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%.
- Cho dê ăn uống tốt, bảo đảm đủ dinh dưỡng; thức ăn, nước uống phải sạch sẽ.
- Phát hiện sớm những con dê bị bệnh, nuôi cách ly và điều trị kịp thời.
Điều trị:
Điều trị nhiễm khuẩn : sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây trong 4 – 5 ngày liên tục.
- Tylosin, liều 11mg/kg khối lượng /ngày
- Gentamycin, liều 15mg/kg khối lượng /ngày
- Streptomycin, liều 30mg/kg khối lượng/ ngày
– Trợ sức và hộ lý
- Dùng vitamin B1, vitamin C
- Truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn hoặc ngọt đẳng trương.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt
Hội chứng tiêu chảy ở dê
Hội chứng tiêu chảy rất thường gặp ở dê non. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus. Nhưng nhiều khi do giun đũa hoặc cầu trùng.
Bệnh thường phát vào những ngày quá nóng, quá lạnh hoặc mưa nhiều ẩm ướt. Tỷ lệ mắc bệnh cao khi nhốt dê trong điều kiện chật chội, vệ sinh kém; thức ăn kém chất lượng, bị bẩn, bị ướt, thối mốc.
Dê bệnh bị tiêu chảy với các mức độ khác nhau, có khi phân rất loãng, mùi hôi thối,hậu môn dính bê bết phân. Dê bị mất nước, mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, gầy sút nhanh, tai lạnh, mắt nhợt nhạt
Phòng bệnh:
- Nuôi dưỡng tốt dê non : cho ăn đủ sữa và thức ăn chất lượng tốt; uống nước sạch.
- Luôn giữ chuồng nuôi ấm áp, khô ráo và sạch sẽ. Cần tập trung phân ủ để diệt trứng giun sán.
Điều trị
Trước khi tiến hành điều trị bệnh, cần xem xét nguồn gốc thức ăn, nước uống: thức ăn ôi, mốc, sữa để lạnh, dụng cụ chứa sữa không hợp vệ sinh, nước uống bẩn…để loại trừ nguyên nhân.
- Trường hợp bệnh nặng, ở dê non, có thể sử dụng enrofloxacin. Đối với dê trưởng thành, nên tiêm gentatylan hoặc colistin.
- Cho uống các dung dịch điện giải, liều 0,3 – 1,5 lít/ ngày hoặc truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn, ngọt đẳng trương.
Chướng bụng đầy hơi
Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng sinh hơi quá mức trong dạ cỏ, làm căng bụng phía bên trái. Dê khó chịu, kêu la, không nhại lại, sùi bọt mép. Trườn hợp chướng hơi nặng, không cấp cứu kịp thời dê sẽ bị chết.
Phòng bệnh :
- Không cho dê ăn thức ăn mốc, không thay đổi thức ăn đột ngột.
- Cỏ thu cắt về cần rửa sạch và phơi tái, đặc biệt là cỏ non sau khi mưa.
Điều trị :
- Dùng bọc giẻ bên trong có muối rang hoặc gừng, rượu, trộn lẫn với nhau, chà xát mạnh lên hai bên sườn và lên hông trái để kích thích nhu động dạ cỏ.
- Giã nhỏ 50g tỏi, 30g gừng và trộn lẫn 2 thứ này với 50g muối, sau đó hòa với 2 lít nước, cho dê uống 2 lần trong ngày.
- Pha 100g sun phát ma giê và 2 g thuốc tím vào 2 lít nước và cho dê uống 2 lần/ ngày.
- Sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu : Tympanol, bloatinol
Nếu dê bị chướng hơi cấp tính, phải can thiệp ngay bằng cách chọc troca vào lõm hông trái để cho hơi thoát ra.
Kỹ Thuật Chọn Dê Giống
Dê cái làm giống có đặc điểm:
– Đầu rộng, hơi dài, rắn chắc, vẻ mặt linh hoạt.
– Cổ dài, mềm mại, có cơ chắc, nổi, nhọn về phía đầu.
– Lưng thắng, sườn tròn và xiên về phía sau; có một hõm phía trước xương chậu, thể hiện khả nàng tiêu hoá tốt.
– Hông rộng và nghiêng đảm bảo cho dê có bầu vú gắn chặt vào phần bụng, những mạch máu lớn nổi rõ ở phía sau vú; khớp mắt cá thẳng tránh cho dê khi đi không làm ảnh hưởng tới các mạch máu trên bầu vú; những núm vú to dài từ 4-6cm nằm vững vàng trên bầu vú. Bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn về phía trước, thấy rõ các tĩnh mạch (gân sữa) ở phía trước vú, gân sữa chạy từ bầu vú lên tới nách chân trước.
– Chân trước thẳng, cân đối; hàm khoẻ.
– Khả năng cho sữa trung bình hàng ngày cao, mức sụt thấp, khả năng cho sữa kéo dài.
– Dê cái phải hiền lành, dễ vắt sữa.
II. Chọn dê đực giống
– Chọn dê đực giống dựa trên dòng giống, khả năng sinh trưởng và phát triển, ngoại hình, tính hăng và đặc biệt là khả năng phối giống thụ thai, phẩm chất đời con sinh ra tốt.
-Dê đực giống có đầu ngắn, rộng, tai to dày, dài, cụp xuống. Thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khoẻ mạnh, cứng cáp, chắc chắn, hai tinh hoàn đều đặn, to, có phẩm chất tinh dịch tốt.
-Chọn con đực để giống từ dê mẹ là dê cao sản, đẻ từ lứa thứ 2 trở đi và đẻ từ 2 con trở lên.
III. Chọn giống dê năng suất cao
Ngoài một số giống dê nội và nhập ngoại quen thuộc như dê Bách thảo, Boer…, hiện chúng ta còn có một số giống dê nhập ngoại và lai tạo cho năng suất cao. Xin giới thiệu một số loại dê cho năng suất cao và cách chọn lựa loại giống dê này.
1. Những giống dê năng suất cao
– Dê Barbari: Đây là giống dê sữa của Ấn Độ có tầm vóc tương đối nhỏ, màu lông trắng, trắng đốm nâu, sừng dẹp và ngắn, tai mảnh nhỏ và đứng thẳng trên đầu, mặt thẳng, chân yếu. Con đực có râu cằm rậm. Dê Barbari thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, nơi thiếu bãi chăn nuôi.
– Dê Jamunapari: Đây là giống dê có nguồn gốc từ Ấn Độ, có màu lông trắng tuyền, chân cao, trọng lượng trưởng thành 50-60kg, con đực 70-80kg. Khả năng sinh sản 1,3 con/lứa và 1,3 lứa/năm, cho sữa 1,4-1,6kg/ngày (chu kỳ 180 ngày). Dê phàm ăn, chịu đựng tốt thời tiết nóng.
– Dê lai giữa giống Saanen, Alpine với Bách thảo, Barbari: Là nhóm dê được tạo ra từ dê đực Saanen hay Alpine với dê cái Bách thảo hay Barbari, phần lớn có màu lông trắng (với Saanen) và màu lông nâu (với Alpine).
2. Cách chọn giống
– Chọn dê cái hướng sữa
Nên chọn dê cái có đặc điểm: Đầu rộng, hơi dài, cơ chắc khoẻ, vẻ mặt linh động. Hàm dài khoẻ. Cổ dài, mềm mại, nhọn về phía đầu. Lưng thẳng, sườn cong và xiên về phía sau. Chân trước thẳng, cân đối. Hông rộng, hơi nghiêng đảm bảo cho dê cái có bầu vú gắn chặt vào phần bụng. Những mạch máu lớn nổi rõ ở phía sau. Khớp mắt cá thẳng tránh cho dê khi đi không làm ảnh hưởng tới các mạch máu trên bầu vú. Những núm vú to dài từ 4 – 6cm treo vững vàng trên bầu vú, bầu gắn chắc vào phần bụng, gọn về phía trước, thấy rõ các tĩnh mạch ở phía trước bầu vú, gân sữa (tĩnh mạch) chạy từ bầu vú lên tới nách chân trước, gân sữa càng gấp khúc dê càng nhiều sữa.
Ngoài những đặc điểm trên, cần chọn những dê cái đẻ dễ dàng, ăn tốt và dễ vắt sữa.
– Dê cái giống hướng thịt
Đảm bảo những đặc điểm ngoại hình sau: thân hình đều đặn, đầu nhỏ và nhẹ, cổ vừa phải, thon, ngực nở và sâu, lưng thẳng và rộng, bộ phận sinh dục nở nang, chân khoẻ, da mềm mại, lông mượt, khi phối giống lần đầu đạt thể trọng từ 18 – 20kg lúc 9 – 10 tháng tuổi.
– Dê đực giống hướng sữa
Dê đực có đầu rộng, thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khoẻ mạnh, cứng cáp, hai tinh hoàn to và đều đặn, chọn con đực từ con mẹ là dê cao sản từ lứa thứ 2-4 (chọn con đực từ con một) và chọn con đực từ con bố tốt.
– Dê đực giống hướng thịt
Chọn những con có đầu to, cổ khoẻ, thân hình cân đối xương chắc, đùi nổi bắp thịt, khoeo rộng, gân chân khô, hai hòn cà to và đều nhau, dáng điệu nhanh nhẹn, hoạt bát, tính dục hăng. Dê đực phải đảm bảo dòng giống cần dựa vào nguồn gốc và đàn con để đánh giá: bố mẹ đẻ sai, đàn con khoẻ mạnh, chóng lớn.