Bí mật đằng sau công dụng của cây bìm bìm
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu nói “giậu đổ bìm leo”. Tại Việt Nam, loài cây này bị cho là lòa hoa hèn. Không mấy ai chuộng loài cây “nghèo nàn” này nên ít người chọn nó trồng làm cây cảnh, mặc dù chúng ta không thể phủ nhận bìm bìm có một nét đẹp đơn sơ, dễ nhìn. Tuy nhiên, “số phận” của loài cây này như được lật sang một trang mới khi khoa học liên tục khám phá ra những công dụng của cây bìm bìm, tuyệt vời hơn những gì mà chúng ta nghĩ nhiều đấy.
Bìm bìm – loại cây kỳ lạ
Bìm bìm là loài cây có rất nhiều đặc tính kỳ lạ. Cây mọc leo lên cao nhờ có thân cuốn, nhưng khác với những loài dây leo khác, dây bìm bìm chỉ quay theo hướng ngược kim đồng hồ, theo chiều Đông – Bắc – Tây – Nam. Hoa bìm bìm hình chuông, mọc thành xim ở kẽ lá, với 1 – 3 bông, có thể đổi màu. Từ sáng đến chiều, màu hoa chuyển từ lam nhạt sang hồng hoặc tím. Bí mật này, mãi về sau khoa học mới lý giải được. Sáng sớm, hoa bắt đầu phân giải chất đường và giải phóng khí CO2 ra ngoài, độ kiềm trong hoa tăng lên do nồng độ acid giảm xuống, nên cánh hoa có màu lam nhạt. Khi mặt trời lên cao, hoa bắt đầu hấp thụ thêm khí CO2 khiến cho độ acid trong hoa tăng lên, nên cánh hoa lúc này có màu hồng hoặc tím. Ban ngày, trời nắng, cánh hoa nở xòe ra, nhìn tựa như cái ô che nắng. Chiều đến hoặc lúc trời âm u, cánh hoa cụp lại, như chiếc ô đã gấp, lúc này hoa xoắn lại, theo chiều quay của kim đồng hồ, ngược với chiều quay của thân cây.
Công dụng của cây bìm bìm còn một điểm rất hữu ích, đó là có thể hấp thụ một số chất có hại: sulfur dioxid, carbon dioxid, fluorine hydrid, chlorin và hydrogen sulfid… Do đó, trồng bìm bìm làm cảnh, còn có thêm tác dụng làm sạch môi trường.
Khám phá mơi về công dụng của cây bìm bìm – một trang mới cho “số phận” của loài cây từng bị ghét bỏ
Để áp dụng và tham khảo, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây bìm bìm:
- Chữa đái ra máu:
Dây, lá bìm bìm 30g, hạt dành dành (sao đen) 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày.
- Chữa ho phế nhiệt (tức viêm phế quản), chọn 1 trong hai phương sau:
– Dây, lá bìm bìm tươi 30g, lá dâu 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 7 ngày liền.
– Dây lá bìm bìm tươi 30g, thân cây sậy 100g, rau diếp cá 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, cần uống 5 – 7 thang.
- Chữa mụn nhọt, đầu đinh:
Lá bìm bìm tươi ngày sắc 15 – 30g lấy nước uống. Kết hợp lấy lá bìm bìm rửa sạch để ráo nước cho thêm vài hạt muối ăn, giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt.
- Chữa đại tiện khô táo:
Lấy dây bìm bìm phơi khô, tán bột ngày dùng 3g hãm với nước sôi như pha trà lấy nước uống trong ngày.
- Chữa đái rắt, đái buốt (dùng 1 trong 3 phương):
– Lá bìm bìm 50g, lá mảnh cộng 50g, đem sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
– Lá bìm bìm 30g, lá mã đề 20g, râu ngô 20g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
– Dây, lá bìm bìm 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g, cam thảo dây 10g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc ngày 1 thang, lấy nước uống trong ngày.
- Chữa phù thũng:
Lấy lá bìm bìm non nấu canh với cá quả hay cá diếc ăn cho đến khi đái nhiều hết phù (chú ý kiêng mặn trong thời gian phù).
- Chữa phù sau đẻ, đái ít:
Lá bìm bìm 50g, bèo cái (cắt bỏ rễ) 50g, lá dâu 50g, ích mẫu 50g, lá sen 2 tàu, đậu đen 1 chén con. Tất cả đem sao vàng sắc uống ngày 1 thang, chia nhiều lần uống trong ngày. Cần uống liền 10 – 15 ngày.
- Chữa gãy xương kín:
Dây bìm bìm, dây tơ hồng, dây đau xương, ráy leo, mỗi thứ đều có lượng như nhau đem giã nát rồi trộn với chút rượu, và đắp bó vào nơi xương gãy. Ngày thay 1 lần (lưu ý trường hợp bó phải được chỉnh xương gãy đúng trục trước rồi mới bó, do vậy chỉ sử dụng khi xa cơ sở y tế không có điều kiện tiếp cận sớm)….
Trên đây là những khám phá mới về công dụng của cây bìm bìm. Nhờ những khám phá này mà hiện nay, bìm bìm đã được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, và đã có nhiều người ưa trồng loài cây này hơn. Vừa làm cảnh, vừa làm sạch môi trường xung quanh và nhất là người trồng có thể ứng dụng bất cứ lúc nào công dụng của loài cây tuyệt vời này.
Xem thêm: