Bật mí cách trồng hoa phù dung
Cách trồng hoa phù dung không hề khó. Khi trồng cây bạn cần chú ý đến ánh sáng, loại đất trồng và một số lưu ý khác sẽ được chúng tôi giới thiệu dưới đây.
Cách trồng hoa phù dung
Phù dung là một loài cây ưa sáng, cần phân, chịu ẩm, chịu bóng, không chịu rét, trồng nơi đất pha cát, thoát nước. Nói chung trồng vào mùa mưa có thể thỏa mãn nhu cấu sinh trưởng.
Cây phù dung trồng chậu sau khi ra hoa phải tỉa cành. Đất chậu giữ hơi ẩm. Cây phù dung trồng ngoài vườn, trước mùa đông nên cắt hết cành. Mùa xuân năm sau đắp thêm đất, cắt cành già sẽ mọc cành mới.
Chăm sóc hoa phù dung cần sự tỉ mỉ và kiên trì để có những bông hoa phù dung như ý:
Bón phân: Mỗi năm bón phân 1 lần, phân hữu cơ hay hóa học đều được. Khi bón cần đào rãnh xung quanh gốc, sau đó rắc phân lên và tưới nước, cuối cùng lại lấy đất đậy kín rãnh vào. Trong điều kiện bình thường, chỉ cần nước mưa là đủ cung cấp nước cho cây, trường hợp trời khô hạn thì chú ý kịp thời tưới nước cho cây.
Tưới nước: Vào mùa hoa cần tưới đủ nước, nếu không cây sẽ bị tàn sớm. Đối với ở vùng khí hậu tương đối lạnh, vào mùa đông cần cắt bỏ toàn bộ cành, sau đó đặt đất lên đế chống chết rét. Đến tháng 4 năm sau thì bỏ đất đắp ra, cây sẽ tiếp tục ra cành mới, cho nhiều hoa.
Tỉa cành: Đối với Phù dung trồng trong chậu, vào cuối tháng 10 cần chuyển cây vào trong nhà, nếu như muốn trồng tiếp thì có thể giữ lại toàn bộ cành lá, nếu muốn để sang năm trồng thì cắt bỏ toàn bộ cành, để lúc trồng lại cây sẽ mọc cành mới.
Nhiệt độ trong nhà kính đảm bảo 3 – 10°C, là cây có thể qua đông an toàn. Vào mùa đông, hàm lượng nước trong chậu khoảng 40% là được. Sau Thanh minh (ngày 4 tháng 4) lại chuyển ra ngoài nơi có ánh nắng. Do diện tích dinh dưỡng của đất trong chậu nhỏ, vì vậy trong thời kỳ sinh trưởng và ra hoa cần phải tiến hành bón phân tưới nước giống như những loại cây hoa cảnh khác.
Phương pháp nhân giống:
Có thể sử dụng phương pháp tách gốc, phương pháp giâm và phương pháp chôn cành.
Tách gốc: Vào cuối tháng 2, tiến hành nhổ gốc cây lên, dùng dao sắc tách phần gốc ra, mỗi gốc có khoảng 4 – 5 mầm, trồng trong đất ẩm, trồng xong tưới nước. Khoảng 1 tuần sau thì cây có thể sinh trưởng, những cây sinh trưởng tốt có thể ra hoa ngay trong năm.
Giâm cành: Vào mùa đông khi cây Phù dung rụng hết lá, tiến hành chặt toàn bộ cành phía trên, đoạn cách mặt đất 10 – 15cm, sau đó đem cắt thành đoạn giâm dài 10 – 15cm, cứ 50 cành bó thành 1 bó, sau đó chôn xuống đất nơi có ánh nắng và thoáng gió. Độ sâu của rãnh khoảng 40cm, rộng 50cm. Để bó cành giâm đặt vuông góc xuống rãnh trồng, sau đó dùng cát ẩm sạch phủ lên trên dày 10cm, cần chú ý giữ cho cát luôn ẩm. Đến mùa xuân năm sau, phần gốc sẽ lành, khi ấy có thể bỏ bó ra đem từng cành cắm lên luống giâm, cây sẽ dễ mọc.
Chôn cành: Tháng 6 – 7, lấy những cành Phù dung dài bên ngoài vít chôn xuống dưới đất. Do cành rất dễ mọc rễ lên không cần cắt tách cành. 1 tháng sau là cành mọc rễ, 2 tháng sau có thể cắt ra khỏi cây mẹ. Nhổ cả cây lẫn rễ, đem chôn vào trong nhà kính hoặc trong hầm để qua đông. Đến mùa xuân năm sau thì đem cây ra trồng trên mặt đất.
Có thể bạn chưa biết:
Hoa phù dung ngoài việc được dùng làm cảnh thì nó cũng có ứng dụng rất lớn đối với sức khỏe của chúng ta. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy xem ngay TẠI ĐÂY