Cây nữ lang chữa mất ngủ và những điều ít người biết về cây nữ lang
Cây nữ lang chữa mất ngủ là thang thuốc thần kỳ của nhiều người mất ngủ. Khi mất ngủ, người ta liền tìm đến cây nữ lang. Nhưng ít người biết rằng, khi sử dụng cây nữ lang cần hết sức lưu ý đến những tác dụng phụ của nó.
Nữ lang là cây gì?
Nữ lang là thành viên trong họ Valenriaceace, là một loài thực vật bản địa sống lâu năm của Châu Âu và Châu Á và được nhập vào Bắc Mỹ. Nó có một mùi đặc biệt mà nhiều người cho là khó chịu. Những tên khác của nó như setwall (Anh), Valerianae radix (Latin), Baldrianwurzel (Đức), và phu (Hy Lạp). Giống Valerian bao gồm hơn 250 loài nhưng V.officinalis là loài thường sử dụng nhất ở Mỹ và Châu Âu và là loài được đề cập trong bài sự kiện này.
Nữ lang hoạt động như thế nào?
Nhiều thành phần hóa học của nữ lang đã được xác định, nhưng người ta vẫn chưa biết thành phần nào là có tác dụng cho việc điều trị mất ngủ ở động vật. Cũng có khả năng là không có hợp chất có hoạt tính đơn lẻ và tác động của nữ lang là kết quả từ các hợp chất đa dạng hoạt động độc lập hay đồng vận.
Những tác dụng của cây nữ lang
Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh, tác dụng chữa bệnh của cây nữ lang là chống hồi hộp, mất ngủ. Cây nữ lang có thể dùng làm trà, cồn thuốc hoặc làm thuốc viên để uống. Khi mất ngủ có thể dùng cây nữ lang làm trà uống trước khi đi ngủ. Vì cây nữ lang không làm mệt mỏi, có thể uống khi đi thi cử để bớt hồi hộp. Tác dụng này được phát hiện từ thế kỷ 18 do một thầy thuốc người Anh tìm ra.
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thuần (Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu Y dược học cổ truyền Tuệ Tĩnh): Thành phần có tác dụng quan trọng nhất của cây nữ lang là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates. Chúng gắn kết vào thụ thể GABA (acid quan trọng duy trì hoạt động của não bộ, giấc ngủ) nên giúp ngăn chặn căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh Trung Ương để cơ thể thư giãn, dễ ngủ, ngủ sâu giấc, giảm số lần tỉnh giấc giữa đêm.
Đặc biệt, khác với các nhóm thuốc tây an thần gây ngủ, sử dung nữ lang lâu dài hoàn toàn an toàn, không gây ra tác dụng phụ như: gây nghiện, lệ thuộc, suy giảm tập trung, giảm trí nhớ và suy giảm hoạt động thể chất.
Nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng người dùng cây nữ lang (Valerian) cho thấy chất lượng giấc ngủ cải thiện đáng kể mà không có sự mệt mỏi vào buổi sáng
Tác dụng chống co giật
Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Tác dụng giãn rộng, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành (Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, tim mạch, thiếu máu cơ tim)
Tác dụng bảo vệ tế bào gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B
Đối tượng sử dụng
- Người bị mất ngủ (Dùng được cho trẻ nhỏ)
- Người bệnh động kinh, co giật, loạn thần
- Người bệnh viêm dạ dày
- Bệnh nhân bị hẹp động mạch vành, các hội chứng bệnh tim mạch do tắc nghẽn mạch vành
Cách dùng, liều dùng
- Điều trị mất ngủ: 10-15g cây nữ lang (Cây và rễ) sắc nước uống hàng ngày
- Điều trị bệnh đau dạ dày: Rễ cây nữ lang sao khô tán thành dạng bột mịn, chiêu nước uống ngày 2 lần mỗi lần 4g.
Liệu nữ lang có nguy hiểm?
Một vài sự kiện ngược lại có thể quy cho dùng nữ lang được báo cáo ở những người tham gia thử nghiệm lâm sàng. Đau đầu, chóng mặt, ngứa và sự rối loạn dạ dày ruột là những tác dụng phổ biến nhất trong các thử nghiệm lâm sàng nhưng các tác dụng tương tự cũng được báo cáo trên các giả dược. Trong một cuộc nghiên cứu tăng sự buồn ngủ được lưu ý vào buổi sáng mà sau khi dùng 900mg nữ lang. Các nhà điều tra từ cuộc nghiên cứu khác đã kết luận 600mg nữ lang (LI 156) không có tác dụng lâm sàng có ý nghĩa về thời gian phản ứng, sự nhanh nhẹn hay nồng độ vào buổi sáng sau khi ăn. Một vài trường hợp báo cáo mô tả tác dụng ngược lại, nhưng trong một trường hợp thử tử tự với việc sử dụng quá liều lớn, thì cũng không thể quy một cách rõ ràng các triệu chứng là do valerian.