Cây ngải cứu với bà bầu – thần dược hay độc dược
Thời kỳ mang thai là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm của các mẹ bầu. Trong giai đoạn này thai phụ luôn quan tâm đến các món ăn của mình. Trong đó có món ngải cứu bổ dưỡng. Thế nhưng, trong giai đoạn mang thai thì chúng ta có được dùng ngải cứu? Cây ngải cứu với bà bầu – thần dược hay độc dược? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Những lợi ích của ngải cứu
Ngải cứu được trồng phổ biến ở mọi nơi phát triển quanh năm. Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.
Ngải cứu có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Ngày 6 – 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Để điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh.
Ngoài công dụng chữa bệnh tuyệt vời, ngải cứu còn là một loại cây chế biến thành những món ăn ngon hàng ngày điền hình như trứng. Vừa có tác dụng bổ dưỡng vừa chữa được chứng bệnh cảm, đau đầu.
Bà bầu có nên dùng ngải cứu?
Theo một số luồng thông tin cho rằng, nếu họ ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai kỳ họ dễ tăng dấu hiệu ra máu, bởi do trong ngải cứu có rất nhiều hàm lượng chất dẫn đến sự sự co bóp tử cung, nên nếu ăn nhiều ngải cứu sẽ có dấu hiệu sảy thai (với những người mới mang thai) hoặc dọa sinh sớm (với những người ở tháng cuối thai kì).
Với một số mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, hoặc máu nóng thì các mẹ cũng nên hạn chế ăn nhiều ngải cứu trong những tháng đầu, bởi rất có thể xuất hiện cơn co tử cung, ra máu.
Một lưu ý với các mẹ đã có tiền sử sảy thai, sinh non thì cũng không nên ăn ngải cứu thường xuyên, nhất là vào 3 tháng đầu.
Trong trường hợp các mẹ bị mắc chứng rối loạn đường ruột cấp tính thì các mẹ bầu nên tránh xa ngải cứu, bởi đặc tính nhuận tràng của ngải cứu, sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Nếu các mẹ bị mắc bệnh viêm gan thì tuyệt đối không nên ăn, bởi rất dễ dẫn đến viêm gan cấp tính do trúng độc.