Bệnh thận ở trẻ em, điều trị như thế nào?

Sỏi thận ở trẻ em là một bệnh khá hiếm nhưng gần đây số bệnh nhi ngày càng tăng. Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý ở trẻ.

Các bệnh thận thường gặp ở trẻ em

1.Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em:

Bao gồm bệnh cảnh viêm bể thận (nhiễm trùng đường tiểu cao) và viêm bàng quang (viêm đường tiểu thấp).

Viêm bể thận:

Triệu chứng định bệnh rất mơ hồ ở trẻ dưới 1 tuổi, do đó bác sĩ nhi khoa luôn luôn phải nghĩ đến để tìm và cho xét nghiệm nhằm có thể chẩn đoán kịp thời:

– Trẻ có thể sốt rất cao từ 39,5oC – 40oC kèm lạnh run nhưng đôi khi có thể biểu hiện bằng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh.

– Bỏ bú.

– Ọc sữa, đôi khi tiêu chảy.

– Khóc thét khi đi tiểu.

– Ở trẻ lớn sẽ dễ định bệnh hơn vì trẻ có thể kể cho cha mẹ và bác sĩ nghe – trẻ bị tiểu đau, rát, tiểu nhiều lần.

– Ðau hố thắt lưng.

– Sốt cao ở trẻ lớn luôn là triệu chứng rất đáng tin cậy trong viêm bể thận.

Viêm bàng quang:

Thường trẻ không sốt, chỉ than tiểu rát, tiểu khó, tiểu đau, tiểu nhiều lần, trẻ sợ không dám đi tiểu. Nước tiểu có thể có máu. Hay gặp viêm bàng quang ở trẻ tuổi mẫu giáo, do sợ đi tiểu nên các cháu nhịn uống nước.

Xét nghiệm chỉ cần làm tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu. Các chỉ định xét nghiệm khác không thật sự cần thiết.

2.Bệnh viêm cầu thận cấp

– Tuổi thường gặp từ 3 đến 15 tuổi, trẻ phù toàn thân do giữ muối nước; tiểu ít; tiểu máu đại thể (nước tiểu có màu máu như nước thịt bò); trẻ tăng cân đột ngột trong vài ngày; Hỏi bệnh kỹ có thể biết được bệnh nhi có nhiễm trùng da hoặc viêm mũi họng trước đó 10 ngày đến 2 tuần mà không điều trị.

– Nếu không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nặng đe dọa tính mạng trẻ như: Cao huyết áp; suy tim; phù phổi cấp; co giật và tử vong.

Bệnh thận ở trẻ em có những biến chứng gì?

Có một số bệnh thận có thể có biến chứng trong vài ngày đầu của bệnh: do bị tăng huyết áp bé có thể co giật, mê; bé có thể tiểu ít gây ra nguy hiểm cho bé; có bé cần phải được mổ ngay…

Có những bệnh cần phải được điều trị và theo dõi tái khám: như bệnh hội chứng thận hư cần được uống thuốc và theo dõi tái khám theo định kỳ, có thể tới phải theo dõi và tái khám đến khi lớn.

Nếu không được điều trị và theo dõi tái khám thì trẻ sẽ có hậu quả gì?

Một số bệnh thận ở trẻ em cần được theo dõi tái khám định kỳ:

– Bé bị viêm cầu thận cấp cần được theo dõi một năm.

– Bé bị hội chứng thận hư cần phải theo dõi nhiều năm và đôi khi phải theo dõi và tái khám đến khi lớn.

– Có một số bệnh thận cần phải mổ; sau khi mổ xong, vẫn cần phải theo dõi định kỳ theo lịch tái khám.

Các triệu chứng của bệnh thận ở trẻ em

Tiểu đau

Nước tiểu có màu đỏ/nâu

Dòng nước tiểu yếu

Đi tiểu ít hơn 4 lần/ngày

Đi tiểu nhiều hơn 12 lần/ngày

Sưng phù quanh mắt

Rối loạn tăng trưởng hoặc khuyết tật về xương

Hay cảm thấy khát

Điều trị

Điều trị bệnh thận phụ thuộc vào từng cá nhân.

Cần sử dụng thuốc kháng sinh trong 10-14 ngày. Prednisolon (steroid) được sử dụng trong hội chứng thận hư. Đôi khi một số dị tật đòi hỏi phải phẫu thuật chỉnh sửa.

Ở người lớn, khi thận suy, chạy thận được thực hiện và đôi khi ghép thận là lựa chọn du nhất. Việc điều trị cũng tương tự ở trẻ em. Chạy thận có 2 loại: thẩm phân phúc mạc (hay sử dụng ở trẻ em) và chạy thận nhân tạo. Do thận bị suy, những chất như u rê, creatinine, kali, phốt pho và nước bị tích lũy dư thừa trong cơ thể. Những chất này được loại bỏ bởi thẩm tách thận.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần được ghép thận. Tuy nhiên, đây là thủ thuật rất phức tạp và tốn kém.

Phòng ngừa

Điều trị suy thận rất khó khăn, đau đớn và tốn kém. Do vậy phòng bệnh là rất quan trọng.

Nếu có các bất thường về thận kéo dài hơn 3 tháng, mức creatinine huyết cao hoặc thận bất thường trên siêu âm, trẻ cần được tới khám bác sĩ chuyên khoa.

Mong rằng bài viết trên đây về bệnh thận ở trẻ em sẽ hữu ích với bạn đọc!

Xem thêm

Bệnh thalassemia ở trẻ em, nguyên nhân và triệu chứng