Bệnh sùi mào gà ở nữ giới là gì?
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới thường khó phát hiện và điều trị tận gốc hơn so với sùi mào gà ở nam giới do đặc điểm cấu tạo bộ phận sinh dục của nữ giới, các triệu chứng bệnh không rõ ràng do đó khó nhận biết bệnh. Dưới đây, vtvcantho xin chia sẻ các thông tin cơ bản về căn bệnh này, hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc.
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới là gì?
Sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà, là một trong các bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Bệnh sùi mào gà thường xuất hiện tại cơ quan sinh dục của nam giới và phụ nữ. Bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục không an toàn do virut HPV (Human papilloma virus) gây ra.
Thông thường thời gian ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh. Nên điều trị bệnh sớm ngay khi phát hiện ra bệnh nếu để lâu sẽ dẫn tới các biến chứng như ung thư tử cung ở nữ giới.
Nguyên nhân của bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Sùi mào gà do virus Human PapillomaVirus (HPV) gây nên. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục không an toàn hoặc lây truyền từ mẹ sang con, virus xâm nhập vào cơ thể qua da hay niêm mạc sau đó khu trú ở tế bào cận đáy, ủ bệnh từ 1 đến 8 tháng rồi kích thích tăng sinh tế bào đáy dẫn đến sự hình thành những tổn thương ở biểu mô.
Những phụ nữ có bộ phận sinh dục ẩm ướt, bị viêm âm đạo – âm hộ, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, suy giảm hệ miễn dịch là nhóm có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cao.
Triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Theo các chuyên gia bệnh xã hội cho biết, thời gian ủ bệnh từ 2 – 9 tháng, các dấu hiệu không rõ ràng, chỉ đến khi bệnh chuyển biến nặng mới đi khám và điều trị. Bệnh sùi mào gà ở miệng cũng giống như sùi mào gà ở vùng kín phụ nữ, sẽ có những triệu chứng điển hình sau :
Virus HPV xâm nhập vào cơ thể, sau 2 – 9 tháng sẽ phát triển thành các u nhú, xuất hiện các nốt sùi nhỏ li ti, có màu hồng, hơi nhô cao, thường không gây đau, gây ngứa nhưng dễ chảy máu.
Sùi mào gà thường mọc ở âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, hậu môn, cổ tử cung, … khi có va chạm hoặc ma sát mạnh sẽ chảy máu và có thể bị nhiễm trùng.
Sùi mào gà ở phụ nữ có khả năng lây lan nhanh rộng, có thể lây sang các bộ phận khác như tay, chân, miệng, vòm họng, ….
Ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà ở nữ giới
– Khi các nốt sùi phát triển lớn sẽ gây khó chịu khi đi lại, vận động.
– Chảy máu: Khi các triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ giới nặng sẽ gây những cảm giác khó chịu như có những vật lạ ở vùng kín. Bệnh dẫn đến xuất huyết hoặc gây cảm giác đau tức, sưng phù ở vùng kín.
– Nguy hiểm với phụ nữ mang thai: Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm do thương tổn có thể lan rộng và phá hủy mô, làm tắc đường sinh nở. Khi có thai, u nhú có xu hướng phát triển lớn hơn do nồng độ hoóc môn progesterone tăng. Nếu u nhú phát triển nhiều ở thành âm đạo sẽ làm cho vùng này giảm khả năng co giãn và gây khó khăn khi sinh, rất dễ gây chảy máu, khó cầm máu do đó có thể đe dọa tính mạng người bệnh; lây truyền bệnh từ mẹ sang con, phải sinh mổ chứ không thể sinh thường;
– Nguy cơ ung thư cổ tử cung: Sau khi nhiễm sùi mào gà, nếu không được điều trị sớm, điều trị tích cực có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là ung thư cổ tử cung. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể tìm thấy virus HPV trong 99.8% trường hợp ung thử cổ tử cung.
Điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Sùi mào gà có đặc điểm dễ tái phát, khó chữa tận gốc. Các phương pháp chữa bệnh sùi mào gà truyền thống như: điều trị vật lý (phương pháp đông lạnh, sử dụng tia laser cacbon, phương pháp đốt điện), sử dụng thuốc điều trị cục bộ… chỉ giúp bệnh nhân loại bỏ các triệu chứng bệnh chứ không thể giúp bệnh nhân chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Vì vậy, phòng khám chúng tôi đã đưa vào sử dụng thiết bị ALA-PDT hàng đầu để chữa trị cho người bệnh. Đây là một phương pháp tiên tiến hàng đầu thế giới, chữa sùi mào gà nhanh chóng, triệt để và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
Hi vọng rằng các thông tin cơ bản về bệnh sùi mào gà ở nữ giới trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc!
Xem thêm