Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp đúng cách
Lan hồ điệp là loại hoa đẹp ưa đặt ở trong phòng nơi râm mát. Việc trồng và chăm sóc hoa lan cũng không khó như các bạn tưởng tượng, chỉ cần không tưới quá nhiều nước, dùng rong rêu làm ẩm quanh gốc giúp cho chậu lan phát triển và nhiều hoa hơn. Dưới đây là Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp đúng cách.
Cách trồng chăm sóc hoa lan hồ điệp
Sau khi chơi lan hồ điệp khoảng 2-3 tháng, hoa đã tàn hết, bạn nhẹ nhàng tháo từng cây ra khỏi chậu rồi làm theo các bước sau:
B1: cắt hết các rễ thối, hỏng, rửa sạch bộ rễ bằng rượu 60 độ, để vết cắt khô khoảng 2h.
B2: Trộn giá thể trồng lan bằng hỗn hợp như trên
B3: Lấy chậu trồng lan bằng đất nung hoặc chậu nhựa có nhiều lỗ và móc treo.
B4: trồng lan hồ điệp vào chậu sao cho chắc chắn để cây không bị lung lay.
B5: treo chậu lan ở nơi có ánh sáng yếu: tán cây,hiên nhà, hoặc dùng hai lớp lưới che nắng 70%, nên che mưa cho chậu lan.
B6: phun tưới nước và dinh dưỡng cho cây bằng NPK 20-20-20 + B1 hoặc NPK 30-10-10
Sâu bệnh hại lan hồ điệp và cách phòng trừ
Cây lan hồ điệp khi bị bệnh thường có biểu hiện: cây cằn cỗi, kém phát triển, lá có đốm, màu sắc không đều, chỗ xanh đậm, chỗ nhạt,cành ngắn, hoa nhỏ, màu sắc không đều xen lẫn các vệt trắng.
Sâu hại
– Rệp son: có vỏ màu nâu, thường hút nhựa ở lá và thải độc hại cây. Loài rệp này sinh sản rất nhanh, gây hại lớn nên cần phòng trừ bằng tay hoặc dùng một trong số thuốc: supracide, Regent, Lannate…1 tuần/lần đến khi sạch bệnh.
– Bọ trĩ: thường sinh sống trong các loại giá thể nhiều mùn: vỏ cây mục, xơ dừa, phân bò, bánh dầu…
Phun trị bằng thuốc confidor, Bassa nồng độ 20cc/8lit… thường xuyên 2 lần/tháng.
- Con nhớt, ốc sên: khi thời tiết ẩm thường xuất hiện nhớt, ốc sen ăn hết rễ non và tiết ra các chất làm thối các chồi mới mọc.
– Nhện đỏ: thường xuất hiện nhiều vào mùa khô, có kích thước rất nhỏ, thường phải dùng kính lúp để quan sát,khi non có màu vàng, trưởng thành chuyển đỏ. Sống trong bẹ lá, gốc lá, phá hoại làm lá héo và rụng. Nhện đỏ sinh sôi phát triển nhanh nên cần diệt trừ ngay.
Nên phun thuốc vào 8-9h sáng khi có nắng, thường xuyên, liên tục để diệt cả trứng và nhện trưởng thành: Polytrin, Commite, Nissorun….
- Nấm bệnh
- Bệnh thối đen: gây hại nghiêm trọng, thường xuất hiện vào mùa mưa hoặc tưới quá nhiều, độ ẩm cao. Bệnh xuất hiện ở gốc, rễ rồi lan dần lên thân, chòi non thối thành nâu,mềm nhũn,đầy nước làm cây chết nhiều và nhanh, đặc biệt cây con.
Nguyên nhân gây bệnh do bón phân hòa tan không hết rồi tưới làm ngọn cây bầm lại hoặc nếu tưới đạm nhiều trong mùa mưa.
Phòng trị: Nên tách cây con bị bệnh riêng, ngừa các cây còn lại bằng cách phun hoặc nhúng cây vào dung dịch trừ nấm.
Cây lớn thì cắt bỏ phần thối, thối ngọn thì rút bỏ rồi phun thuốc nấm vào.
Trị bệnh bằng thuốc: super Tilt, TopsinM, CuzateM8, Score, Kasumin…
– Bệnh đốm vòng: thường xuất hiện vào mùa mưa, trên lá có các chấm tròn nâu đỏ, sau đó lan rộng rồi khô cháy lá.
Xử lý bằng cách cắt bỏ lá bệnh và phun thuốc: Vicaben, Dithal, Mancozep…
- Bệnh khô lá: thường phát sinh cùng lúc với đốm vòng. Lá có chấm đen, đầu lá khô dần chuyển màu nâu nhạt rồi khô hết toàn bộ lá.
Nguyên nhân do bào tử nấm giống Phylostica gây ra phát tán nhờ gió.
Phòng trị: Phun thuốc Super Tilt hoặc Score 5ngày/lần cho đến khi cây hết bệnh.
- Bệnh héo rễ : là trở ngại lớn cho người trồng làm rễ khô dần, lá úa vàng từ dưới lên trên, cây chậm phát triển, làm chết cả cây.
Nguyên nhân do nấm hạch, loại nấm này tồn tại rất lâu, khi nhiệt độ và độ ẩm cao thì gây bệnh nhanh, nếu không trị sớm gây bệnh cho cả vườn.
Phòng trừ: phun thuốc Sumi eight, Anvil,…vào gốc rễ 2 lần/tuần khi chớm bệnh
Các triệu chứng biểu hiện của cây khi thừa, thiếu dinh dưỡng:
Thiếu đạm: Cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển màu vàng theo qui luật lá già vàng trước, lá non sau. Rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cõi, cây khó ra hoa.
Thừa đạm: Thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh hại, đầu rễ chuyển sang màu xám đen, cây khó ra hoa.
Thiếu lân: Cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển sang xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển sang màu xám đen, cây không ra hoa.
Thừa lân: Cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau khi ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu kẽm, sắt và Mangan.
Thiếu Kali: Cây kém phát triển, lá già vàng dần từ 2 mép lá và chóp lá, sau đó lan dần vào trong; lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu sắc không tươi và dễ bị dập nát.
Thừa Kali: Thân, lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa Kali dễ dẫn đến thiếu Magiê và Canxi.
Thiếu Lưu huỳnh: Lá non chuyển sang màu vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.
Thiếu Magiê: Thân, lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi 2 bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố tạo thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.
Thiếu Canxi: Cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu, dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công.
Thiếu Kẽm: Xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.
Thiếu Đồng: Xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu là chuyển trắng, số hoa hình thành ít, cây yếu, dễ bị nấm bệnh tấn công.
Thiếu Sắt: Các lá non úa vàng sau đó chuyển sang trắng nhạt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.
Thiếu Mangan: Uá vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng là sự xuất hiện của các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển.
Thiếu Bo: Lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc, số nụ ít, hoa dễ bị rụng, không thơm và nhanh tàn.
Thiếu Molypden: Xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.
Thiếu Clo: Xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành, sau đó chuyển sang màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.
Cây lan rất cần phân bón nhưng không cần nồng độ dinh dưỡng cao. Vì vậy, việc bón phân cho cây lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá.
Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỉ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân, lá mạnh nên cần hàm lượng đạm cao; hạm lượng lân và kali thấp. Trước khi cây ra hoa cần hạm lượng lân và kali cao, đạm thấp; trong khi cây nở hoa cần Kali cao, đạm và lân thấp.
Các loại phân bón thường sử dụng cho lan là Growmore, Miracrle, HVP, Phân bón đầu trâu, Dynamic, phân cá (Fish emulsion),… Bên cạnh đó, có thể sử dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có để ngâm ủ rồi sử dụng như bánh dầu, phân chuồng, xác bã động vật (có bổ sung EM để mau phân hủy và ít có mùi hôi).