Phòng tránh bệnh hô hấp ở người cao tuổi vào mùa lạnh

Thời tiết thay đổi làm hệ miễn dịch của chúng ta khó thích nghi, thậm chí là suy giảm, nhất là đối với người cao tuổi. Lúc này, người già rất dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm xoang, viêm phế quản… Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh hô hấp ở người cao tuổi khi trở trời? Cùng vtvcantho tìm hiểu ngay nhé bạn.

Những bệnh hô hấp ở người cao tuổi thường gặp

-Viêm mũi họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng vào mùa lạnh người cao tuổi hay gặp nhất gây nên hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước; đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở.
-Viêm họng mạn tính kéo dài (thường gọi là viêm họng hạt), hoặc viêm mũi mạn tính rát. Khi thời tiết thay đổi đều có khả năng tái phát trở lại. Người cao tuổivào mùa lạnh còn hay mắc viêm phế quản, viêm phổi.
Một điều cần lưu ý là viêm phế quản, viêm phổi cấp tính ở người cao tuổi do lạnh thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được người nhà quan tâm do đó dễ dẫn đến bệnh nặng cho đến khi vào bệnh viện thì bệnh đã rất nặng.

-Một số người có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thì vào mùa lạnh thì bệnh rất dễ tái phát dễ xuất hiện các biến chứng. Yếu tố thuận lợi gây bệnh trước hết phải kể đến người nghiện hút thuốc lá, thuốc lào. Thuốc lá, thuốc lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi (tổ chức phổi) do đó làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
-Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, không thông thoáng cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho người cao tuổi dễ mắc các bệnh đường hô hấp nhất là vào mùa lạnh.
-Một số bệnh mạn tính kéo dài ở người cao tuổi như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa lạnh ở người cao tuổi.

Phòng tránh bệnh hô hấp ở người cao tuổi vào mùa lạnh như thế nào?

Nhiều người có quan niệm, do cao tuổi không tiếp xúc với môi trường và công việc nên ít quan tâm đến vệ sinh đôi bàn tay. Quan niệm trên hoàn toàn sai. Người cao tuổi cũng cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị ăn uống để phòng bệnh hô hấp.

Không nên hút thuốc lá vì có thể gây hại cho sức khỏe. Thường xuyên tập thể dục nâng cao thể lực nhưng không nên tập quá gắng sức, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, kiểm soát điều trị tốt các bệnh mạn tính sẵn có. Người cao tuổi cần chú ý uống nhiều nước, uống nước đầy đủ giúp tuần hoàn cơ thể tốt.

Đối với người cao tuổi mắc bệnh mạn tính hoặc bị tai biến mạch não người nhà thường xuyên trợ giúp vỗ lưng tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Khi có các biểu hiện nghi ngờ về bệnh hô hấp ở người cao tuổi  cần đưa ngay đến điều trị tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán chính xác cũng như xác định các bệnh căn bản kèm theo để có hướng điều trị thích hợp. Thời điểm điều trị càng sớm và thích hợp thì khả năng hồi phục cũng như giảm đi tỷ lệ tử vong càng nhiều.

Xem thêm

Bệnh giời leo ở người cao tuổi có những biến chứng gì?