Những điều bạn có thể chưa biết về bệnh lao

Trên phạm vi toàn thế giới, lao là bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong đứng thứ hai, chỉ sau HIV. Nhiều người bị HIV cũng đã bị chết vì sự hoành hành của lao khi hệ miễn dịch suy yếu.

Bệnh lao là gì?

Bệnh lao (TB) là bệnh nhiễm một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Vi khuản này tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB) và lây truyền qua không khí. Nhiều bệnh nhân thường mắc tình trạng ủ bệnh lao, gọi là bệnh lao tiềm tàng. Sau một khoảng thời gian tùy vào sức khỏe người bệnh, có thể trong vài tuần cho tới vài năm, vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động và gây các triệu chứng bệnh. Sau đó bệnh lao xuất hiện. Đặc biệt nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu đi, chẳng hạn như khi bệnh HIV, ung thư hoặc hóa trị liệu, bệnh lao sẽ phát triển nhanh hơn. Bệnh thường ảnh hưởng đến phổi nhưng có thể lan ra (phát tán) đến xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác.

Những ai thường mắc phải bệnh lao?

Ở một số trường hợp, giai đoạn ủ bệnh sẽ ngắn vì người bệnh có hệ miễn dịch yếu. Từ giai đoạn bệnh đã phát triển này trở đi, bệnh lao sẽ trở thành bệnh dễ lây truyền. Những nhóm người dưới đây thường mắc phải hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh lao, bao gồm:

Bị HIV hoặc các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch.
Đã tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao.
Chăm sóc bệnh nhân bị lao, như bác sĩ hay y tá
Sống và làm việc ở nơi có người bị lao, như trại tị nạn, trạm xá.
Người sống ở nơi có điều kiện y tế thấp kém.
Lạm dụng rượu hoặc ma túy.
Du lịch đến những nơi bệnh lao vẫn còn phổ biến. Đa số là ở những khu vực còn đang phát triển như Mỹ Latin, Châu Phi, Châu Á, Đông Âu và Nga.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao là gì?

Nếu trong giai đoạn ủ bệnh của lao, bạn thường cảm thấy rất bình thường. Đa số các người bệnh không có triệu chứng nào trong giai đoạn này và bệnh cũng không lây lan. Sau khi bệnh đã phát triển, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Tùy vào cơ quan nào bị ảnh hưởng, các triệu chứng có thể bao gồm ho kéo dài trong ít nhất 3 tuần, ho kèm theo đờm hoặc máu, đau ngực, sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, ăn không ngon miệng, mệt mỏi và yếu ớt. Các triệu chứng của lao có thể gây ra do nhiều bệnh liên quan đến phổi khác.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh lao là gì?

Lao phổi là thể lao phổ biến nhất trong các thể lao. Tuy nhiên, trong khoảng một phần ba các trường hợp, lao cũng có thể xảy ra ở các phần khác của cơ thể, ví dụ như lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao khớp, lao thận, lao phúc mạc. Ở đây, chúng ta chỉ bàn về lao phổi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lao nhưng căn nguyên chính là do vi khuẩn lao người (Mycobacteria Tuberculosis Hominis) và vi khuẩn lao bò (M.bovis), vi khuẩn này lây sang người khi chúng ta uống sữa bò không tiệt trùng. Đặc biệt, hiện nay bệnh lao thường xuyên đi kèm với HIV/AIDS. Những người bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch kém vì vậy luôn là đối tượng hàng đầu của bệnh lao. Tỉ lệ tử vong vô cùng cao và nhanh chóng. 

Cách trị và phòng bệnh Lao phổi

Hầu hết những người bị nhiễm vi khuẩn lao không có triệu chứng nhưng khi làm phép thử lao dưới da () vẫn sẽ cho kết quả dương tính (trong vòng 3 tháng), kết quả này thường sẽ duy trì suốt đời. Chỉ có một số nhỏ những người bị nhiễm vi trùng lao sẽ có triệu chứng của bệnh lao. Các triệu chứng sẽ khác nhau tùy theo loại bệnh:

 1. Bệnh lao tiên phát (có triệu chứng ngay từ khi bị nhiễm vi trùng lao ):
Những người bị bệnh này, đặc biệt là trẻ em, đôi khi chỉ bị sốt nhẹ và uể oải. Các triệu chứng khác có thể là

  • – Ho.
  • – Đổ mồ hôi trộm ban đêm .
  • – Kém ăn .
  • – Đau ngực .
  • – Không lên cân như các trẻ bình thường khác.

2. Bệnh lao thứ phát

  • – Sốt
  • – Sụt cân
  • – Đổ mồ hôi trộm ban đêm.
  • – Kém ăn .
  • – Đau ngực .
  • – Yếu sức .
  • – Luôn uể oải, “muốn bệnh”.
  • – Bệnh nhân cũng thường bị ho, lúc đầu có thể là ho khan, về sau có đờm màu xám xỉn. Khi bệnh đã trở nặng, có thể ho ra máu, hụt hơi, khó thở.

Hiện nay, tất cả các thể lao được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi gần như hoàn toàn bằng các thuốc chống lao đặc hiệu. Với điều kiện phải điều trị bệnh lao một cách đầy đủ, nghiêm túc: đúng thuốc, đúng liều, phối hợp đủ thuốc, đủ thời gian. Để phòng bệnh, tiêm phòng vaccin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, có thể hạn chế cho trẻ mắc lao cấp tính tới 80%.

Hi vọng những thông tin cơ bản về bệnh lao trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Xem thêm

Những bệnh phụ khoa thường gặp nhất chị em cần biết