Những căn bệnh truyễn nhiễm nguy hiểm bạn cần biết

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà ở những quốc gia phát triển không có, bởi vậy bộ y tế của nhiều nước trên thế giới bắt buộc hoặc khuyến cáo người dân của mình phải tiêm phòng khi du lịch hoặc công tác tại Việt Nam. Sau đây là danh sách những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang hiện hành ở Việt Nam:

Viêm màng não Nhật Bản

Một trong những dịch bệnh cần phòng chống đầu tiên khi đến Việt Nam là viêm màng não Nhật Bản (Japanese encephalitis). Nhiều người nhầm lẫn rằng bệnh này chỉ có ở Nhật Bản bởi tên gọi nhưng thực ra Việt Nam và Indonesia mới là những địa điểm dễ bị lây nhiễm bệnh này nhất. Nguyên nhân gây bệnh là loài muỗi sống trong các ruộng lúa tại Việt Nam. Vắc-xin phòng viêm màng não Nhật Bản có hiệu quả 80% và phải tiêm 10 ngày trước khi khởi hành.

Uốn ván

Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước và phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván. Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25-90%. Việt Nam là môi trường dễ lây nhiễm uốn ván bởi vệ sinh không đảm bảo. Vi khuẩn và bào tử uốn ván thường có trong đất cát, bụi bẩn, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh v.v. Cần thiết tiêm phòng uốn ván trước khi sang Việt Nam.

Bệnh bạch hầu

là bệnh truyền nhiễm gây nhiễm độc viêm cơ tim, phù nề, xung huyết, làm tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim. Vi khuẩn bạch hầu theo nước bọt lây trực tiếp từ người này sang người khác, hoặc lây qua đồ dùng bị dính vi khuẩn bạch hầu. Nhiều vùng ở Việt Nam có nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu, cho nên cần thiết tiêm vắc-xin phòng bệnh này.

Bệnh ho gà

Ở Việt Nam, bệnh ho gà lưu hành ở mọi nơi trong cả nước. Bệnh ho gà thường xảy ra và phát triển thành dịch ở nhiều địa phương, đặc biệt nghiêm trọng ở miền núi là nơi có trình độ kinh tế-xã hội phát triển thấp tại Việt Nam. Trong vụ dịch, bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản-phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng. Dịch có tính chu kỳ khoảng 3-5 năm. Cần thiết tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Sởi

là một bệnh cực kỳ dễ lây lan: trong gia đình nếu có một người bị bệnh thì có đến 90% những người chưa có miễn dịch sẽ bị nhiễm bệnh. Ở Việt Nam, sởi vẫn còn là một bệnh tương đối thường gặp mặc dù tỷ lệ mắc đã giảm rõ rệt so với trước khi có chương trình tiêm chủng mở rộng. Cần thiết tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Viêm gan B

Ngoài lây trực tiếp qua máu, truyền nhiễm viêm gan B có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với các dịch tiết của cơ thể bị nhiễm bệnh, kể trong thức ăn và đồ dùng. Theo thống kê của WHO, tại Việt Nam tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B chiếm 10%-20% tổng dân số. Đây chính là nguyên nhân gây ra tới hơn 80% các ca bệnh về gan và ung thư gan. WHO đưa ra cảnh báo, số người bị nhiễm virus viêm gan B ở khu vực Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam, Lào, Campuchia) chiếm gần 50% số người nhiễm trên toàn cầu. Cần thiết tiêm vắc-xin phòng viêm gan B trước khi đến Việt Nam.

Viêm gan E

là một bệnh lây lan qua thức ăn, nước uống và có liên quan mật thiết với môi trường sống xung quanh chúng ta, đặc biệt là mùa mưa lũ. Tỷ lệ mắc và lây nhiễm viêm gan E ở Việt Nam cao bởi lý do môi trường vệ sinh không đảm bảo. Virus viêm gan E có nhiều trong phân, rác, nước thải. Từ nước, virus bám vào thức ăn như rau, thực phẩm (do dùng nước sông, ao hồ để rửa), nước uống. Những trường hợp ngập lụt trong thành phố và ngoại thành ở Việt Nam là môi trường lý tưởng lây lan bệnh viêm gan E. Thói quen ăn rau sống không rửa sạch của người Việt cũng là tác nhân gây dịch viêm gan E. Không nên ăn thực phẩm sống và thức uống chưa đun sôi tại Việt Nam. Tránh đến Việt Nam vào những mùa mưa ngập.

H5N1

là phân nhóm virus cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm cao. Từ 1997, sự bùng phát của virus H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 5 năm 2009 đã có 258 người tử vong do cúm gia cầm trong số 423 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở châu Á. Ở Việt Nam có 56 ca tử vong trong 111 người nhiễm kể từ 2003, theo WHO. Mức độ an toàn thực phẩm ở Việt Nam rất thấp, có nhiều thông tin cho biết rằng người Việt Nam vẫn sử dụng gia cầm mắc bệnh làm thức ăn. Khuyến cáo nên hạn chế ăn thức ăn chế biến từ gia cầm (chim, gà, vịt, ngan, ngỗng, …) tại những vùng nông thôn.

Bệnh thương hàn

chủ yếu lây qua đường tiêu hoá, lưu hành ở những khu vực có tình trạng vệ sinh thấp kém, đôi khi bùng phát thành dịch. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc hàng năm dao động từ 198/100.000 (Việt Nam) đến 980/100.000 (Ấn Độ) trong vòng 5 năm qua. Bệnh có tính chất theo mùa với đỉnh điểm là những tháng nóng, khô trong năm do mầm bệnh tập trung trong nước, không bị hoà loãng do mưa. Ở Việt Nam, bệnh gặp nhiều ở các tỉnh phía Nam, xảy ra các vụ dịch ở một số tỉnh miền Bắc như Sơn La, Lai Châu. Cần thiết ăn uống vệ sinh. Nên tiêm vắc-xin phòng thương hàn trước khi sang Việt Nam.

Bệnh dại

Một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể dễ dàng mắc phải ở Việt Nam là bệnh dại. Tỷ lệ chó mèo hoang bị bệnh dại ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt chó mèo nuôi tại Việt Nam vẫn có thể mắc bệnh bởi cách và môi trường nuôi không vệ sinh. Nhiều tổ chức bảo hiểm, du lịch và y tế khuyến cáo tránh xa các con vật ở Việt Nam và tiêm phòng trước trong trường hợp du lịch tại những địa điểm làng quê.

Sốt rét

Dịch bệnh phổ biến ở các vùng ngoại thành tại Việt Nam là sốt rét. Nguyên nhân gây bệnh là những con muỗi sốt rét. Du khách được khuyên không đi vào những chỗ rừng rậm, sử dụng các chất chống muỗi khi đi ra ngoài, đặc biệt là vào lúc ban đêm và bình minh hoặc sử dụng thuốc phòng sốt rét trước khi sang Việt Nam.

Viêm gan A

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là một ổ dịch bệnh lớn của căn bệnh liên quan trực tiếp đến vệ sinh thực phẩm này – bệnh viêm gan A. Virus viêm gan A bị truyền vào cơ thể khi ăn thực phẩm hoặc uống nước bẩn. Cần thiết tiêm phòng viêm gan A trước khi đến Việt Nam.

Dịch tả

Việt Nam nằm trong danh sách 1 trong 40 quốc gia “mắc bệnh tả” trên thế giới. Hơn 40% du khách đến Việt Nam bị tiêu chảy do nhiễm phải các loại vi khuẩn gây bệnh. Để bảo vệ bản thân, đặc biệt không được uống nước chưa đun sôi. Cần lưu ý rằng nước ở trong vòi ở Việt Nam không được khử trùng, khi tắm rửa không nên để nước vào mồm, đánh răng súc miệng nên sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc sử dụng máy lọc nước diệt khuẩn. Không được uống nước đá bởi đá có thể được làm từ nước bình thường lấy từ vòi. Không được bơi trong những sông ngòi hay ao hồ. Thuốc phòng chống vi trùng tả có thể phòng được một số loại vi khuẩn gây tiêu chảy khác.

Bệnh lao

Việt Nam là một trong những quốc gia có đại dịch lao. 80% người Việt Nam đang hoặc đã bị bệnh lao với số lượng tử vong gần 20,000 người/năm. Bắt buộc phải tiêm phòng lao trước khi sang Việt Nam.

Sốt xuất huyết

Việt Nam có dịch sốt xuất huyết quanh năm ở khắp cả nước nhưng đỉnh điểm của dịch là vào mùa thu. Sốt xuất huyết không có vắc-xin, bởi vậy khuyến cáo không nên đến Việt Nam vào mùa này.

Trên đây là những căn bệnh truyền nhiễm thường gặp và nguy hiểm ở Việt Nam, mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Xem thêm

Bệnh ghẻ, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?