Bệnh ghẻ, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Lúc đầu thấy ngứa ở các kẽ, như kẽ ngón tay, kẽ dưới vú (ở đàn bà), rãnh quy đầu, kẽ mông ở trẻ em… Ngứa lan dần nhanh chóng ra toàn thân và ngứa nhiều về ban đêm là các triệu chứng của bệnh ghẻ. Bài viết dưới đây nói về bệnh ghẻ, bạn hãy đọc để tham khảo nhé.

Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là bệnh gây ra do một loại ký sinh trùng sống bám trên da, tên khoa học là Sarcoptes Scabiei, kích thước khoảng l/4mm. Mắt thường có thể trông thấy như chấm trắng đục di chuyển về ban đêm.

Ban ngày con ghẻ ngủ yên trong hang là những mụn nước nhỏ, ban đêm chui ra khỏi hang và đẻ trứng trên những rãnh nhỏ của da.

Con ghẻ có thể lây cho người khác do trực tiếp bò sang hoặc do trứng nở thành con ghẻ.

Trong gia đình hoặc tập thể nếu có một người bị ghẻ thường dễ lây qua người khác do sống chung đụng, nằm chung giường, dùng chung áo quần, khăn tắm.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do một loại ký sinh trùng con cái ghẻ gây nên. Con ghẻ đực không có khả năng gây bệnh vì chúng chết ngay sau khi giao hợp. Cái ghẻ gây bệnh ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường biểu bì da, chúng sẽ liên tục đào hầm và đẻ trứng. Khi ở trong da, ghẻ cái sẽ liên tục đẻ trứng trong vòng 4-6 tuần liền, mỗi ngày chúng đẻ từ 2 – 3 trứng.

Ghẻ lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa người lành với người bị ghẻ. Thông thường là do nằm chung giường, mặc chung quần áo… Bệnh được lây lan chủ yếu trong phạm vi gia đình do sự tiếp xúc thường xuyên và khó tránh khỏi. Bệnh ghẻ cũng là một loại bệnh nằm trng nhóm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Triệu chứng của bệnh ghẻ

Những biểu hiện cơ bản của bệnh:

1. Giai đoạn ban đầu: Ngứa là triệu chứng chính, làm bệnh nhân không thể chịu được và thường xuất hiện sau khi lây bệnh khoảng một tuần, ngứa ít về ban ngày, nhiều hơn về đêm.

2. Giai đoạn về sau: Khi các thương tổn đã xuất hiện đầy đủ sẽ bao gồm:

– Tổn thương cơ bản: Là những đường hang ngoằn ngoèo, hình chữ chi, màu trắng xám, dài vài mm, không liên quan đến lớp biểu bì. Đầu đường hang là mụn nước 1 – 2mm, ký sinh trùng ghẻ thường cư trú ở đây.

– Các tổn thương khác như: vết gãi, vết xước da, vết trợt vấy máu, sẹo thẫm màu.

Điều trị bệnh ghẻ như thế nào?

– Phát hiện sớm, điều trị sớm và đủ thời gian.

– Điều trị cùng một lúc cả người bệnh và người sống chung trong gia đình, người ngủ chung một giường.

– Bôi thuốc tại chỗ vào buổi tối, bôi trước khi đi ngủ, bôi như bôi dầu bóng, bôi 3 ngày liền mới tắm giặt thay quần áo.

– Bên cạnh các thuốc dùng tại chỗ nêu trên, cần dùng thêm các thuốc toàn thân khác như kháng histamin, vitamin B, C…

– Tránh cào gãi, chà xát.

 – Có thể cho bệnh nhân tắm lá đắng, lá ba gạc, lá đào, lá xoan…, bôi dầu hạt máu chó.

– Trong trường hợp ghẻ nhiễm khuẩn phải bôi thêm các thuốc màu, ghẻ viêm da hóa phải điều trị thêm vùng viêm da.

– Quần áo chăn màn phải được giặt và luộc sôi. Khi có một đợt dịch lây lan nhiều cần tẩy uế quần áo, chăn màn bằng cách dùng DDT rắc vào quần áo, đậy kín trong 48 giờ, sau đó đem giặt kỹ rồi mới dùng lại.

Mong rằng bài viết chia sẻ thông tin về bệnh ghẻ trên đây có thể cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn đọc!

Xem thêm

Những căn bệnh nan y đã được “kìm hãm”