Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, người bị bệnh tiểu đường thường không có cách nào chữa hết bệnh mà chỉ còn cách sống chung với nó. Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm với những biến chứng mà nó gây ra, vậy ai là những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

  1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường (tên tiếng anh Diabetes mellitus  )Là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Giai đoạn bệnh tiểu đường
  1. Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Sau đây là một số dấu hiệu bị bệnh tiểu đường thông thường bắt gặp ở cả bệnh nhân tiểu đường tuyp 1 và bệnh nhân tiểu đường tuyp 2:

Bệnh nhân khát nước: bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có mức đường huyết trong máu cao sẽ lấy nước từ các tế bào pha loãng đường có trong máu làm các tế bào trong cơ thể thiếu nước kích thích não điều chỉnh cảm giác khát của cơ thể để bù nước

Đi tiểu nhiều: dấu hiệu nếu bị bệnh tiểu đường là bệnh nhân đi tiểu thường có kiến bu quanh rất nhiều.

Mệt mỏi: bệnh nhân tiểu đường không có khả năng sử dụng glusose có trong thức ăn phục vụ cho các hoạt động hàng ngày mà lấy trực tiếp năng lượng từ mô mỡ của cơ thể để tạo ra năng lượng. Vì vậy cơ thể phải dùng năng lượng nhiều hơn và mệt mỏi hơn.

Ăn nhiều: một trong những dấu hiệu bị bệnh tiểu đường là bệnh nhân tiểu đường thường có cảm giác đói dữ dội.

Giảm cân: bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng năng lượng chuyển hóa từ các mô mỡ, ngoài ra lượng đường có trong thức ăn cơ thể không thể sử dụng và được đào thải qua đường nước tiểu. Đó chính là nguyên nhân làm giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường dù là ăn rất nhiều.

Vết thương chậm lành: lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng hơn. Đây là một dấu hiệu bị bệnh tiểu đường điển hình.

Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng: bệnh nhân tiểu đường hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nấm, nhiễm trùng da… do hệ thống miễn dịch bị ức chế và lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

Ảnh hưởng hệ thống thần kinh: lượng đường có trong máu cao gây khó khăn cho việc vận chuyển oxi và dinh dưỡng tới nuôi các tế bào thần kinh, làm cho các tế bào thần kinh bị suy yếu.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường
  1. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

Người có tuổi tác cao:Từ 45 tuổi trở lên; Người có BMI = 23, vòng eo lớn hơn 90 cm (nam), và hơn 80 cm (nữ).

Những người có người thân trong gia đình mình bị bệnh tiểu đường ( vì đây là căn bệnh di truyền)

Những người lười vận động: Phải vận động lúc còn trẻ là cách đơn giản để tránh cảnh sau này phải nằm dài trên giường bệnh vì tắc mạch máu đầu chi.

Những người có chế độ ăn uống thiếu thực phẩm xanh: Chức năng của tụy tạng, cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh đường huyết, tùy thuộc vào nhiều loại sinh tố và khoáng tố. Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường rõ ràng tỉ lệ nghịch với hàm lượng rau quả tươi trong khẩu phần ăn. Ngược lại, những người ít ăn rau xanh, chất xơ thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh  sẽ rất dễ bị bệnh tiểu đường.

Người mắc bệnh gan: Bệnh gan không được điều trị dứt điểm làm tổn thương nhu mô gan sẽ kéo theo rối loạn biến dưỡng chất đường và chất béo. Khi đó bệnh tiểu đường và tăng mỡ máu sẽ được hình thành.

Những người béo phì, thừa cân, ngồi nhiều, uống nhiêù rượu

Những người bị cao huyết áp thường có nguy cơ bị tiểu đường cao gấp 3 lần những người bình thường.

Những người có tiền sử sản khoa như tiểu đường thai nghén, sinh con to hơn hoặc bằng 4kg

Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến hiện nay. Để tránh mặc phải căn bệnh này, ngay từ bây giờ bạn hãy tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp nhé.