Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới

Do cấu tạo của bộ phận sinh dục nên tỉ lệ mắc bệnh giang mai ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe chị em phụ nữ. Các bạn hãy cùng vtvcantho tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh ngay căn bệnh này nhé.

Bệnh giang mai ở nữ giới là gì?

Trong số các bệnh hoa liễu cổ điển, giang mai là một trong những bệnh nguy hiểm nhất. Bệnh giang mai xuất hiện từ khá lâu trong lịch sử của con người, theo các tài liệu y khoa cổ, bệnh giang mai được ghi nhận từ 400 năm trước và cho đến tận ngày nay bệnh vẫn còn rất phổ biến với số ca nhiễm thêm hàng năm vẫn cao.

Bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên gọi là Treponema pallidum gây ra. Giang mai được xếp vào nhóm bệnh xã hội do tốc độ lây lan nhanh thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh giang mai gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe người bệnh và là gánh nặng cho sự phát triển của xã hội.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh giang mai ở nữ giới là gì ?

Do quan hệ tình dục không an toàn với đối tác mang bệnh: Bởi giang mai là một bệnh xã hội nên con đường lây truyền bệnh nhanh và phổ biến nhất là thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình dương tính với xoắn khuẩn giang mai. Việc quan hệ tình dục ở đây tính cả các hình thức quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn và quan hệ qua đường miệng không bảo vệ.

Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mắc bệnh giang mai nhưng không biết vẫn mang thai hoặc trong khi đang mang thai bị mắc bệnh có nguy cơ cao lây truyền sang thai nhi thông qua dây rốn hoặc nước ối khiến đứa trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh: Vi khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Do vậy khi người nào đó vô tình tiếp xúc với các vết thương hở mang dịch, máu chứa khuẩn giang mai cũng có thể bị lây nhiễm bệnh.

Lây qua đường máu: Vô tình truyền máu của người bị giang mai cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

Ôm hôn, hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh cũng là nguyên nhân lây truyền căn bệnh này, tuy nhiên tỷ lệ này khá ít.

Một điều cần lưu ý là bệnh giang mai lây nhiễm mạnh nhất trong thời kì ủ bệnh, giai đoạn 1, 2 và giai đoạn tiềm ẩn. Khi bệnh giang mai đã chuyển sang giai đoạn cuối, người bệnh không còn khả năng lây nhiễm cho người xung quanh nữa.

Triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới

Giai đoạn 1

Sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 – 90 ngày (trung bình là 3 tuần), người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn đầu là việc xuất hiện săng giang mai và hạch.

Săng giang mai là những vết lở hình tròn hoặc hình bầu dục, có kích thước từ 0,3 – 3cm, bờ nhẵn, có màu đỏ. Vết loét giang mai mọc đều đặn, có giới hạn rõ ràng, đáy có màu đỏ như thịt tươi, nền cứng, khi lấy tay ấn vào không thấy cảm giác đau và cũng không gây ngứa ngáy. Sau 5 – 6 ngày xuất hiện săng giang mai, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện hạch.

Săng giang mai ở nữ giới thường xuất hiện ở: âm đạo, môi lớn, môi bé, cổ tử cung,… còn nam giới thường mọc ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật,… Ngoài ra, săng giang mai cũng có thể xuất hiện ở quanh hậu môn, khoang miệng và lưỡi. Những triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn 1 sẽ tự biến mất sau 3 – 6 tuần.

Giai đoạn 2

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn 2 xuất hiện sau giai đoạn đầu từ 4 – 10 tuần. Ở giai đoạn này, bệnh có biểu hiện rầm rộ và phức tạp hơn. Xuất hiện nốt ban mọc đối xứng có màu hồng như hoa anh đào hoặc màu hơi tím, có thể mọc ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng chủ yếu là mọc ở lưng và hai bên mạn sườn, tứ chi. Khi lành săng giang mai không để lại sẹo.

Bên cạnh đó, giang mai giai đoạn 2 cũng gây ra các mảng sẩn, những vết phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc với nhiều kích thước khác nhau. Đây là giai đoạn người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng huyết do xoắn khuẩn giang mai. Đồng thời, người bệnh luôn có biểu hiện nóng sốt và nổi hạch.

Giai đoạn 3

Giang mai giai đoạn 3 xuất hiện trễ, khoảng từ 5 – 15 năm sau khi xuất hiện săng giang mai.

Ở giai đoạn 3, sang thương sâu như củ (gọi là củ giang mai), gồm ở da, xương, cơ, nội tạng, thần kinh và tim mạch. Khi lành, củ giang mai sẽ để lại sẹo, vết thương bị biến dạng. Giai đoạn này không có hạch.

Điều trị bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào ?

Bệnh giang mai ở nữ giới càng được chữa trị sớm khả năng khỏi càng cao. Ngược lại giang mai ở cuối giai đoạn tiềm ẩn và trong giai đoạn cuối không thể chữa khỏi triệt để được, các phương pháp áp dụng chỉ nhằm làm giảm sự tiến triển của bệnh và hạn chế những biến chứng do bệnh mang lại.

Cách điều trị giang mai trong giai đoạn đầu (thời kì 1 và 2): Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tiêm hoặc uống liều duy nhất. Một số loại thuốc có thể dùng với cả phụ nữ đang mang thai.

Cũng có một số loại thuốc không phù hợp với phụ nữ đang mang thai bạn cần tìm hiểu kĩ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tránh trường hợp tự ý sử dụng gây ra các tác dụng phụ thậm chí là biến chứng không nên có thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Điều trị giang mai giai đoạn cuối: Cũng tiêm các liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể dùng liều cao liên tục trong khoảng 10 ngày.

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý sau khi chữa bệnh khoảng 3 tháng người bệnh cần đi làm xét nghiệm lại. Trong 2 đến 3 năm tiếp theo cứ 6 tháng đi kiểm tra 1 lần để chắc chắn bệnh đã chữa khỏi tận gốc. Trường hợp bệnh có dấu hiệu tái phát, bác sỹ sẽ phải tăng gấp đôi liều lượng thuốc.

Các biện pháp trên chỉ có thể chữa được bệnh giang mai ở nữ giới chứ không làm mất các tổn thương do giang mai gây ra trước đó.

Xem thêm

Thế nào là bệnh lãnh cảm ở nữ giới?