Kỹ thuật nuôi gà tre theo từng độ tuổi

Gà tre là giống gà được nuôi phổ biến nhất hiện nay, nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ. Giống gà này là giống gà nhỏ nhất ở Việt Nam. Dưới đây là Kỹ thuật nuôi gà tre theo từng độ tuổi.

Kỹ thuật nuôi gà tre giai đoạn từ mới nở cho đến 1 tháng tuổi

Để có được đàn gà tre mạnh khỏe thì người nuôi cần nắm được những kỹ thuật nuôi gà tre cơ bản. Theo đó giai đoạn từ khi gà mới nở đến 1 tháng tuổi là cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự phát triển của gà trong tương lai. Bên cạnh những hướng dẫn và nguyên tắc về nuôi gà con thì trong tháng đầu bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

Giai đoạn gà mới nở đến 1 tháng tuổi

Sau khi gà nở trong vòng 24h đầu tiên không vội vàng cho gà xuống ổ. Khi cho xuống bạn cần cho gà uống nước sạch, có thể pha thêm thuốc úm cho gà con, sau đó mới cho ăn. Nếu gà được ấp máy thì sau khi nở 24h mới cho gà ăn. Tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều để tránh việc gà vẫn còn chưa hấp thụ được hết sạch các chất dinh dưỡng phôi nuôi mà nạp thêm thức ăn mới sẽ khiến dễ bị bệnh tiêu chảy.

Khu vực nuôi gà con cần đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm, không bị gió lùa, mưa tạt để không bị viêm phổi và tiêu chảy. Đây là điều rất quan trọng vì quyết định đến sự phát triển và sinh trưởng của gà con, từ đó việc chăm sóc gà cũng dễ dàng hơn rất nhiều

Giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi

Ở giai đoạn từ 1 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho gà con tiếp xúc với môi trường rộng hơn (ví dụ cho gà xuống đất, tắm nắng, đi tìm thức ăn…) vì thời kỳ này gà đã có thể tự điều chỉnh thân nhiệt của mình phù hợp với môi trường sống.

Tuy nhiên cần phải để gà được chuyển tiếp và tiếp xúc dần dần để tránh gà bị nhiễm bệnh.

Trong kỹ thuật nuôi gà tre thì đây được gọi là giai đoạn mặc áo (gà có đủ lông che cơ thể). Nếu gà được chăm sóc tốt trong môi trường thuận lợi thì gà con sẽ nở mình, bung lông. Khi cầm trong tay giống như một cục bông mềm mại. Ở giai đoạn này dinh dưỡng cho gà vẫn cần ở mức cao nhưng cũng không thể thiếu các chất viatamin, chất khoáng, xơ…để giúp gà phát triển toàn diện, không nên dùng thuần cám tổng hợp cho gà con vì có hàm lượng đạm cao, khiến cho gà bị béo phì, lườn vẹo, đi hai hàng khiến việc sinh sản của gà mái về sau bị ảnh hưởng xấu.

Giai đoạn gà từ 2 tháng đến 5 tháng tuổi

Trong kỹ thuật nuôi gà tre, đây được gọi là giai đoạn gà thay áo, lớp lông mềm mại trước đây sẽ được rũ bỏ, gà trống trổ mã, trổ hình, bắt đầu tập gáy và phát triển mạnh mẽ về giới tính. Vì vậy ở giai đoạn này gà sẽ ăn mạnh, ăn nhiều đến căng diều vì gà cần rất nhiều dưỡng chất để giúp phát triển toàn diện cơ thể, đặc biệt là thân hình và bộ lông.

Những con gà đầu đàn bao giờ lông cũng đẹp hơn những con khác và nó cũng ăn nhiều hơn. Đây là một giai đoạn cực kỳ quan trọng nên nếu không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khiến gà bị suy thì sẽ khó có được một con gà đẹp. Vì vậy bạn cần lưu ý những điểm dưới đây:

– Cho gà ăn đầy đủ như nhau và thân thiện với con người.

– Đảm bảo thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng của gà. Bên cạnh ngũ cốc có thể bổ sung thêm cá, rau, sâu, dế, thịt bò, cà chua…

– Nếu cần, nuôi riêng từng con để gà nở mình, đâm lông đủ đầy.

– Gà phải được tắm nước, tắm nắng đầu đủ để có bộ lông óng mượt.

Cách thức chăm sóc và nguồn thức ăn cần phải được duy trì trong cả quá trình nuôi gà. Điều đó đồng nghĩa chi phí và công sức khá tốn kém.

Đối với gà mái thì đây cũng là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhưng vấn đề dinh dưỡng cho gà mái thì cần được lựa chọn cẩn thận vì thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh sản sau này, bạn có thể tham khảo các tài liệu về nuôi gà đẻ trứng để có thêm thông tin cần thiết.

Sau 4 đến 4,5 tháng tuổi gà sẽ thay đuôi, hoàn thiện bộ lông, thời gian đẻ trứng từ 5,5 đến 6 tháng tuổi là tốt nhất. Khi gà căng mình và kêu ổ thì cần tăng lượng thức ăn để có được những quả trứng tốt nhất.

Giai đoạn gà từ 5 đến 8 tháng tuổi

Khi gà được 5 tháng tuổi, gà trống cũng đã có thân hình tương đối nhưng chúng lại thường kém ăn dù đây là thời kỳ xương và lông hình vẫn còn đang phát triển, nếu gà theo mái sớm hoặc bị nhiễm bệnh thì sẽ dễ bị chai sượn và đứng lông. Bởi vậy việc chăm sóc kỹ càng và đúng kỹ thuật nuôi gà tre là điều rất cần thiết. Bạn có thể sẽ phải đút cho gà ăn, nếu gà đạp mái thì chỉ nên cho mỗi ngày 1 lần và chỉ khi gà đã được 7 tháng tuổi.

Ở tháng thứ 8 thì gà đã thực sự trưởng thành. Đây là thời kỳ sung mãn, căng mình. Bạn vẫn cần phải duy trì tốt chế độ ăn và cách chăm sóc để giúp gà được phát triển toàn diện.

Giai đoạn từ 8 tháng tuổi đến 1 năm

Gà tre từ tháng thứ 8 sẽ bắt đầu thay lông chuyền, mọc thêm lông bờm giúp hoàn thiện bộ lông và nở ngang để bước sang gà mùa. Đây là lúc bạn có thể biết bổn gà của mình đã được ưng ý hay chưa. Trong quá trình chăm sóc gà cần thực hiện chặt chẽ việc phòng bệnh, có vậy gà mới có sức khỏe tốt và đẹp mã.

–>  Kỹ thuật nuôi gà rừng đạt hiệu quả cao