Kỹ thuật nuôi gà rừng đạt hiệu quả cao

Gà rừng là loài chim lớn, có lông mướt sáng và tươi màu. Cũng giống như các loài chim họ Trĩ khác, con trống không tham gia quá trình áp và nuôi nấng con non. Để có thể nuôi gà rừng tại nhà, mời bạn tham khảo qua bài Kỹ thuật nuôi gà rừng đạt hiệu quả cao.

Kỹ thuật nuôi gà rừng đạt hiệu quả cao

1. Cách chọn lọc gà rừng

 1.1 Chọn lọc gà rừng con

– Khối lượng sơ sinh lớn.

– Nhanh nhẹn, linh hoạt, thân hình cân đối.

– Mắt tròn sáng mở to.

– Chân thẳng đứng vững, ngón chân không vẹo.

– Lông khô, bông tơi xốp, mọc đều.

– Cánh áp sát vào thân.

– Bụng thon mềm, rốn kín.

– Mỏ to, chắc chắn, không vẹo, khép kín.
 

2. Chọn lọc gà rừng hậu bị

– Đầu: rộng sâu, không dài và quá hẹp.

– Mắt: to, lồi, sáng, tinh nhanh.

– Mỏ: ngắn, chắc, khép kín.

– Mào: to màu đỏ tươi.

– Thân: dài, sâu, rộng.

– Bụng: phát triển tốt, khoảng cách giữa xương ức và xương lưỡi hái rộng.

– Chân: sáng, bong, ngón chân ngắn.

– Lông: Màu sáng, bóng, phát triển tốt.

– Cử chỉ nhanh nhẹn, ưa hoạt động.

3. Chọn lọc gà rừng đẻ

– Đầu: rộng, sâu, không dài và quá hẹp.

– Mắt: nhanh nhẹn, to, lồi, sáng.

– Mỏ: ngắn, chắc, khép kín.

– Mào: màu đỏ tươi.

– Thân: dài, sâu, rộng.

– Bụng: khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương ức rộng khoảng 3 – 4 ngón tay, giữa 2 xương chậu rộng khoảng 2 – 3 ngón tay.

– Lỗ huyệt: ướt, cử động đều, màu hồng.

– Chân: màu đặc trưng, sáng bóng, ngón chân ngắn.

– Lông: sáng, bóng, mềm mượt.
 
4. Chọn lọc gà rừng trống

– Đầu: rộng, sâu, không dài, quá hẹp.

– Mắt: to, tinh nhanh, sáng, màu đỏ.

– Mào: to, đỏ tươi.

– Mỏ: ngắn, khép kín.

– Thân hình: dài, sâu, rộng.

– Chân: sáng, bóng, màu đặc trưng của giống (màu xám xanh).

– Lông: phát triển tốt, sáng bóng, mềm, mượt.

– Cử chỉ nhanh nhẹn, ưa hoạt động.
 

 Kỹ thuật xây chuồng trại nuôi gà rừng

Tùy điều kiện của từng hộ gia đình khác nhau, giai đoạn và nguồn gốc gà khác nhau mà có phương thức nuôi khác nhau như nuôi nhốt hoặc thả rông nhưng phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

– Quây xung quanh chuồng bằng lưới B40, xung quanh xây gạch cao 40cm, nền đổ cát vàng.

– Khô ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.

– Đảm bảo ấm mùa đông , mát mùa hè. Đối với gà mới nở cần có quây úm đảm bảo đủ ấm cho gà con tránh cho gà bị lạnh dễ bị mắc bệnh.

– Phòng dịch bệnh trong chuồng như quét vôi xung quanh, tiêu độc khử trùng trong chuồng bằng NaOH…

– Để trống chuồng 15 – 20 ngày trước khi cho đàn mới vào nuôi.

– Nuôi gà cùng lứa tuổi trong 1 chuồng để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh. Cách ly những con mới bắt để phòng bệnh.

– Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ấm chân tránh nhiễm bệnh nên cần làm một số dàn đậu trong chuồng. Khoảng cách giữa các dàn đậu khoảng 0,3 – 0,4 m nhằm đảm bảo gà không bị đụng vào nhau, không mổ nhau, không ỉa phân lên nhau.

– Làm ổ đẻ cho gà ở nơi tối nhưng vẫn phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.

– Đảm bảo diện tích đủ rộng để nuôi gà mật độ nuôi càng thấp thì khả năng tăng trọng cao, dịch bệnh xảy ra ít và ngược lại.
 

Thức ăn cho gà rừng

– Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho gà phát triển tốt.

+ Thức ăn tinh bột gồm: cám gạo, cám ngô, tấm…

+ Thức ăn bổ sung đạm gồm: dế, cào cào, mối, giun quế…

+ Thức ăn bổ sung khác premix khoáng, premix vitamin, rau xanh…

– Thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn.

+ Gà con: cho ăn cám dành cho gà 1 – 21 ngày sau đó có thể cho ăn thêm gạo, tấm.

+ Gà đẻ cho ăn thêm cám dành cho gà đẻ, bổ sung thêm canxi và cho ăn thêm mồi tươi.

+ Gà trống: khi thấy gà có biểu hiện thay lông cần cho gà ăn nhiều mồi tươi có thể cho ăn thêm thịt mỡ ít nạc vì trong thời gian này gà trống rất mất sức.

– Yêu cầu nguyên liệu: không bị ẩm mốc, sâu mọt, hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục. Một số nguyên liệu cần phải sơ chế trước khi cho gà ăn như đậu tương cần rang chín, vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền… Các loại nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn cần nghiền nhỏ.

– Cách phối trộn thức ăn: Dàn đều các thức ăn đã nghiền ra nền nhà theo thứ tự nhiều đổ trước ít đổ sau, các nguyên liệu ít như premix khoáng, vitamin ta cần trộn với các nguyên liệu khác như cám ngô, cám gạo trước rồi mới trộn với các nguyên liệu khác. Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều sau đó đóng vào bao sau dó đặt bao thức ăn lên chỗ cao ráo cách xa tường và trần nhà. Cần bảo quản kỹ tránh bị chuột cắn.

– Lượng thức ăn cho 1 ngày đêm:

+ Gà từ 1 – 10 ngày tuổi: 6 – 10g/con.

+ Gà từ 11 – 30 ngày tuổi: 15 – 20g/con.

+ Gà từ 31 – 60 ngày tuổi: 30 – 40 g/con.

+ Gà từ 61 – 150 ngày tuổi (gà dò): 45 – 80g/con.

+ Gà sinh sản: gà mái cho ăn 100g/con, gà trống 110g/con.
 
– Máng ăn, máng uống

+ Gà có thói quen ăn uống cùng nhau nên ta treo máng ăn và máng uống cạnh nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của gà.

+ Gà ở lứa tuổi khác nhau cần treo máng ăn và máng uống có kích cỡ thích hợp đảm bảo cho gà ăn được lượng thức ăn nhiều nhất.

+ Vệ sinh sạch sẽ máng ăn và máng uống cuả gà tránh cho gà mắc bệnh.

 

Kỹ thuật chăm sóc gà rừng

2.4.1. Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý gà rừng con

(*) Cách úm gà:

+ Quây úm: kích thước 2 x 1 m cao 0,5 m đủ đẻ nuôi 100 con gà.

+ Chuẩn bị quây úm: Rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng Formol 2% hoặc Crezin, Hanlamid. Dùng cót quây khoảng 2 – 4m tùy theo số lượng gà định úm. Nền chuồng có lớp độn chồng bằng trấu dày 10 – 15 cm. Trong chuồng có máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi.

+ Mật độ chuồng nuôi: sau khi gà con nở được 18 – 24 giờ (đủ thời gian để gà con khô lông), chọn những gà con đạt tiêu chuẩn như khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông tơi xốp, không bị dị tật. Mật độ chuồng nuôi thích hợp theo tuần tuổi như sau:
 

(*) Sưởi ấm cho gà

Bằng 2 bóng 75W dùng cho 100 con gà. Tùy theo mùa vụ và hiện trạng đàn gà mà điều chỉnh nhiệt sưởi cho thích hợp. Gà từ 22 – 28 ngày tuổi nhiệt độ điều chỉnh theo độ mọc lông. Nếu gà tụ lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiếp chiếp không ăn có nghĩa là gà bị lạnh cần tăng thêm nhiệt độ. Gà tản xa nguồn nhiệt, há miệng thở có nghĩa là thừa nhiệt. Gà đi lại nhanh nhẹn, ăn uống bình thường có nghĩa là nhiệt độ thích hợp. Nếu gà tụm lại một góc thì phải quan sát có gió lùa hay không.

Chú ý: Nên sử dụng đèn hồng ngoại ngoài việc sưởi ấm còn có tác dụng phòng bệnh cho gà.
 

Bảng 1: Nhiệt độ sưởi ấm thích hợp cho gà

 

Bảng 2: Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng:

Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng rất qua trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Người ta thường dùng bóng đèn treo ở dọc chuồng cách nền chuồng 2,5 m với cường độ chiếu sáng như sau:

(*) Chăm sóc gà con:

– Khi gà mới nhập về: bổ sung nước uống, đường Glucose, Permasol 500, vitamin C như sau: 50g đường, 1g Permasol, 1g vitamin C hòa với 1 lí nước cho gà uống để tăng sức đề kháng cho gà, nếu sức đề kháng kém khả năng chống chịu bệnh tật kém, sau 2 giờ thu máng uống, rửa sạch.

– Sau 2 -3 giờ đổ thức ăn cho gà ăn.

Chú ý: Chon loại cám thích hợp với khả năng tiêu hóa của gà con lúc này tốt nhất nên cho gà ăn cám dành cho gà giai đoạn từ 1 – 21 ngày tuổi, không nên đổ thức ăn quá nhiều vì gà con vừa ăn vừa bới.

– Cho gà con ăn 5 – 6 bữa/ngày, mỗi lần cho ăn với lượng thức ăn vừa đủ đảm bảo thức ăn luôn tươi mới kích thích tính ăn của gà.

– Giai đoạn này không nên thả gà ra vì giai đoạn này gà nhỏ dễ mắc bệnh. Có thể thả gà ra khi gà được 4 tuần tuổi.

Chú ý: thời gian thả gà con ngày đầu tiên thả gà ra khoảng 2 tiếng sau đó nhốt lại, gà mái và gà trống thả tự do. Những ngày sau đó thời gian thả tăng dần, cho gà con theo mẹ.