Hen phế quản ở bà bầu có ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?

Hen phế quản là bệnh nội khoa thường gặp và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ cũng như thai nhi. Cùng vtvcantho tìm hiểu kỹ hơn về diễn tiến bệnh và ảnh hưởng của bệnh hen phế quản ở bà bầu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Hen phế quản là bệnh nội khoa thường gặp, có thể gây ảnh hưởng và có khả năng nguy hiểm cho khoảng 4 – 8% phụ nữ mang thai. Khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi. Vì vậy, thai phụ mắc hen phế quản cần được khám theo dõi đều đặn và điều trị để kiểm soát tốt bệnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Diễn tiến của hen phế quản ở bà bầu

Mức độ ảnh hưởng của hen phế quản trong thai kỳ tùy thuộc thể trạng của người bệnh. Một cách đáng tiếc, khó dự đoán được tiến triển của hen phế quản ở phụ nữ mang thai lần đầu. Trong suốt thai kỳ, tình trạng bệnh hen phế quản xấu hơn ở khoảng 1/3 phụ nữ, cải thiện ở 1/3 và duy trì ổn định ở 1/3. Độ trầm trọng của triệu chứng hen phế quản trong lần mang thai đầu tiên thường giống như những lần mang thai tiếp theo.

Trong số phụ nữ có hen phế quản được cải thiện, sự cải thiện diễn tiến từ từ trong suốt thai kỳ. Hen phế quản thường ít nặng trong tháng cuối của thai kỳ. Nói chung, ở những người HPQ mức độ nhẹ, bệnh thường ít có những diễn biến đáng lo ngại trong thời kỳ mang thai.

Ngược lại, những trường hợp HPQ nặng, bệnh thường diễn biến xấu đi trong thời kỳ này. Một trong những lý do quan trọng làm cho tình trạng bệnh nặng lên trong thai kỳ là do người bệnh tự ý ngừng hoặc giảm liều điều trị do lo ngại về tính an toàn của thuốc.

Ảnh hưởng của hen phế quản trên thai kỳ và thai nhi

Hầu hết các bệnh nhân HPQ có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khỏe mạnh khác. Tuy nhiên, những trường hợp hen nặng, không được kiểm soát tốt có thể gây ra những tác động tiêu cực trên thai do tình trạng thiếu ôxy máu kéo dài.

Phụ nữ mang thai bị hen phế quản có một sự gia tăng nhỏ nguy cơ gây một số biến chứng trong thai kỳ. Nhiều nghiên cứu trong khoảng 20 năm trở lại đây cho thấy, những bà mẹ bị HPQ có nguy cơ đẻ non, thai nhẹ cân hoặc mắc một số bệnh lý (nhịp tim nhanh, co giật, hạ đường huyết…) cao hơn so với những bà mẹ không mắc bệnh.

Tuy nhiên, nguy cơ này là rất nhỏ nếu HPQ được điều trị ổn định và nó còn có thể được giảm thiểu bằng cách duy trì sự kiểm soát bệnh tối ưu trong suốt thời kỳ mang thai.

Mong rằng bài viết chia sẻ về bệnh hen phế quản ở bà bầu trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm

Mắt lé là gì? Nguyên nhân và cách điều trị cần biết