Dùng cây dừa cạn chữa cao huyết áp như thế nào?

Cây dừa cạn chữa cao huyết áp là bài thuốc hiệu nghiệm được nhiều người áp. Thế nhưng phải làm thế nào để dùng bài thuốc này đúng nhất?

Sơ lược về cây dừa cạn

Cây dừa cạn còn gọi có tên khác là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác. Tên khoa học là Catharanthus Roseus (L.) G. – Don Apocynaceae, được trồng nhiều ở nước ta để làm cảnh. Toàn cây được dùng làm thuốc. Thông thường người ta nhổ trọn cả bụi đem về phơi khô, chặt nhỏ khi dùng cho sao thơm hoặc dùng tươi, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Theo Đông y, dừa cạn có tác dụng làm săn, chống viêm, hạ áp, được sử dụng để điều trị một số bệnh: viêm đại tràng, khí hư bạch đới, tăng huyết áp, viêm nhiễm phần phụ, kinh bế, zona, phong ngứa, đái tháo đường, vàng da… Trong dân gian, người ta dùng lá giã nát đắp lên những vết bỏng làm mát da thịt, giảm đau, chống bội nhiễm. Sau đây là một số bài thuốc từ cây dừa cạn trị bệnh cao huyết áp :

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Dừa cạn 20g, sao vàng; lá dâu 20g, sắc lấy nước, chia uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

Bài 2: dừa cạn (phơi khô) 16g, nga truật 12g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, chỉ xác 8g, trạch lan 16g, huyết đằng 16g, hương phụ 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 3: Hoa dừa cạn 6g, nụ hoa hòe 10g, hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút. Uống thay nước trà mỗi ngày.

Bài 4: Hoa dừa cạn 6g, cúc hoa 10g, hãm với nước sôi uống trong bình kín 20 phút, uống thay trà trong ngày.

Bài 5: Dừa cạn 160g, lá đinh lăng 180g, hoa hòe 150g, cỏ xước 160g, đỗ trọng 120g, chi tử 100g, cam thảo đất 140g. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 40g cho vào ấm, đổ nước sôi hãm, sau 10 phút là được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: an thần hạ áp, làm bền thành mạch, êm dịu thần kinh.

Thegioidongy.com