Công dụng của cây Kim thất tai đối với sức khỏe con người
Ngoài việc được sử dụng làm rau ăn, công dụng của cây Kim thất tai còn được ứng dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cho con người.
Sơ lược về cây kim thất tai
Cây kim thất tai (kim thất), còn gọi là rau lúi, rau lùi, đái dầm, thiên hắc địa hồng, khảm khon (Tày). Tên khoa học Gynura Acutifolia thuộc họ Asteraceae. Thấy mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn. Nhưng Kim thất lại giàu dược tính nên được sử dụng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hay phơi, sấy khô.
Kim thất là loại cỏ có thân thảo, nhẵn với nhiều cành. Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước. Mặt trên phiến lá màu xanh thẫm đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó gọi tên là Thiên hắc địa hồng. Cụm hoa hình đầu, màu vàng cam mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Quả bế hình trụ mang một mào long trắng ở đỉnh. Ra hoa và kết quả vào mùa hè.
Cây kim thất rất dễ trồng và cho đến nay chưa thấy bất kỳ một loại sâu bệnh nào phá hoại. Trên cây không thấy xuất hiện lá vàng, héo úa nào. Là cây ưa nắng nhẹ, nắng buổi sáng, chỗ mát mẻ. Chỗ trồng cây này không nhất thiết có nhiều nắng. Cây có thể luộc ăn, nấu với canh ngao, thịt băm ăn đều ngon.
Đông y cho rằng, kim thất có vị cay ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Được sử dụng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau…
Lưu ý: Theo nhiều tài liệu, để có tác dụng trong điều trị tiểu đường phải tìm đúng giống cây kim thất có đặc điểm sau:
– Phiến lá hình răng cưa, có màu xanh
– Cuống tím
– Hoa vàng
Công dụng của cây kim thất tai
– Trị tiểu đường:
Sáng chiều, nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá. Điều hoà lượng đường trong máu rất rỏ rệt. Không gây phản ứng phụ. Không độc. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị tiểu đường khác.
– Trị ho gió (viêm phế quản), ho khan hoặc có đờm:
Nhai một lá kim thất, ngậm nước nuốt dần. Khỏi ho sau 5 phút.
– Viêm họng:
Nhai lần lượt từng lá kim thất, ngậm nuốt dần dần. Sau 30 đến 60 phút sẽ khỏi.
– Ho lao:
Sáng và chiều, nhai nuốt mỗi lần 2 ngọn kim thất tươi, liên tục trong 6 tháng. Đồng thời mỗi bữa cơm sáng và chiều, nên dùng 10 ngọn kim thất (dài 25 cm) thái nhỏ để xào hoặc nấu canh ăn. Sẽ không bị đau nhức mỏi. Mỗi lần lên cơn ho nên nhai ngậm một lá kim thất nuốt nước dần, sẽ tiêu đờm tốt, khỏi ho.
– Nhức đầu:
Giã nhuyển lá kim thất để đắp vào chỗ đau trên đầu, đồng thời dùng máy xay sinh tố xay 5 ngọn Kim thất thái nhuyễn cùng với 100 ml nước để uống. Sẽ khỏi nhức đầu sau 20 phút.
– Sổ mũi:
Hỉ mũi cho ra hết nước mũi, dùng bông ngoáy cho khô, sau đó dùng một cuống lá kim thất bóp nát bằng hai ngón tay, dùng ngón tay trỏ thấm một giọt dịch cuống lá ngoáy vào lổ mũi. Khỏi ngay sau vài phút.
– Đau lưng nhức mỏi:
Thái nhỏ 10 ngọn kim thất để nấu thành bát canh để ăn. Khỏi đau lưng sau 5-6 giờ.
– Táo bón, kiết lỵ:
Dùng máy xay sinh tố xay 6 ngọn kim thất thái cùng với 120 ml nước. Chia làm 2 phần để uống vào buổi sáng và chiều. Sau 5,6 ngày sẽ khỏi.
– Đau bụng, ỉa chảy:
Nhai khoảng 10 lá kim thất hoặc giả nát hòa với nước để uống. Sẽ giảm đau bụng và ỉa chảy sau 30 phút.
– Mụn ngứa, lở loét do sâu lông, vết cắn của côn trùng, động vật:
Vò nát, xoa xát, đắp buộc bằng lá, ngọn kim thất. Khỏi sau vài giờ.
– Vết thương chảy máu, đòn ngã tổn thương:
Giã đắp, buộc rịt, nhanh chóng cầm máu, làm dịu đi sự viêm sưng, đau nhức.
– Bong gân:
Giã nát 2 ngọn kim thất tai đắp lên chỗ viêm gân, đau nhức sau đó dùng một lá Đại Tướng Quân hơ lửa cho nóng, quấn quanh bàn chân đã đắp kim thất giả nhỏ, buộc hoặc băng bên ngoài để giữ ổn định. Sau 6-8 giờ sẽ khỏi.
– Bị ngộ độc do thức ăn:
Dùng máy xay sinh tố để xay 6-8 ngọn kim thất cùng với 100-200 ml nước, phân làm 2 lần uống cách nhau 2 giờ. Nhanh chóng hấp thụ bớt độc tố, làm giảm tác dụng chất độc.
– Mất ngủ:
Thường xuyên ăn tươi các ngọn kim thất, hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ tốt.
– Nhức răng:
Giã nát một ngọn kim thất, dùng từng phần để nhai ngậm chổ răng đau, sẽ mau chóng giảm đau.
– Thấp khớp, cảm giác kiến bò tại các bàn chân, bàn tay:
Giã nát một ngọn kim thất, xoa xát tại nơi đau nhức, xơ cứng các khớp. Giảm ngay sự đau nhức khó chịu sau vài phút. Trường hợp thấp khớp kinh niên, thường xuyên uống mỗi tối vài ngọn đã xay máy sinh tố.
– Viêm đại tràng mãn tính:
Dùng máy xay sinh tố xay mỗi ngày 6 ngọn kim thất tai với 120 ml nước, chia làm hai để uống vào mỗi buổi sáng và tối. Thường xuyên ăn canh kim thất, hoặc xào để ăn vào các bửa cơm. Sẽ khỏi đau sau vài tháng.
– Người không bệnh gì cả:
Thường xuyên ăn tươi các ngọn kim thất, hoặc xào, nấu canh sẽ có tác dụng tốt làm cho máu huyết được lưu thông, điều hoà, tăng cường sức khoẻ, chống bệnh… Điều hòa huyết áp, điều hòa và tăng cường các chức năng nội tiết.
Sử dụng cây kim thất tai cần lưu ý những gì?
Hiện nay, người ta thường hay nhầm lẫn giữa cây kim thất tai với cây mật gấu. Hình dáng 2 cây này phần nhiều giống nhau nhưng về dược tính và công dụng thì lại khác nhau. Đó là nguyên nhân nhiều trường hợp áp dụng công dụng của cây kim thất tai một thời gian dài nhưng lại không thấy hiệu quả. Do đó, để tận dụng tốt công dụng của loài cây này, chúng ta không nên nhầm lẫn giữa cây Kim thất tai với cây Mật gấu.
Cách phân biệt cây Kim thất tai với cây Mật gấu
- Cây Mật gấu
Bộ phận dùng làm thuốc của cây mật gấu là thân, người dân chặt thân cây về phơi khô làm thuốc (Người ta không dùng lá cây mật gấu để làm thuốc). Khi phơi khô thân cây có màu vàng óng, một đặc điểm dễ nhận biết để phân biệt với những cây thuốc khác.
Cây mật gấu thường được sử dụng để điều trị các bệnh về Gan, bệnh về đường tiêu hóa do có chứa nhiều hoạt chất Becberin trong thân cây.
- Cây Kim thất tai
Cây Kim thất tai, hay cây bầu đất, thiên hắc địa hồng, cây lá đắng, ở Trung Quốc cây có tên gọi Nam Phi Diệp
Tên khoa học là Gynura sarmentosa DC, cây thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Kim thất tai là cây thân mềm, sống hàng năm. Bộ phận dùng làm thuốc của cây này là lá (Khác hoàn toàn với cây mật gấu sử dụng thân).
Kim Thất Tai lá có vị đắng, có thể dùng ăn sống hoặc đun nước uống. Cây thuộc họ Cúc nên có tính hàn. Có tác dụng bình nhiệt, tiêu thũng, phong ngứa, tiêu viêm …
Rõ ràng, cây kim thất tai là loại cây gần gũi với chúng ta. Bạn có thể dành riêng một góc vườn để tận dụng những công dụng của cây Kim thất tai cho sức khỏe của bạn và người thân bất cứ lúc nào mà mình muốn.
Xem thêm:
Tác dụng của cây mật gấu và một số bài thuốc ứng dụng
Tổng hợp