Cách chăm sóc dâu tây đơn giản tại nhà

Dâu tây là cây thực vật cho ra quả đều đặn hàng năm. Nếu ở nhà bạn trồng 1-2 cây bạn sẽ thu hoạch được sản lượng kha khá vào mỗi năm. Tuy nhiên, cách chăm sóc dâu tây sao cho đúng cách để ra quả nhiều nhất cũng là vấn đề không hề nhỏ. Dưới đây là Cách chăm sóc dâu tây đơn giản tại nhà cho ai đang muốn trồng loài cây ăn quả này.

NGẮT LÁ

Cây dâu tây thường xuyên thay đổi lá, lý tưởng cho cây dâu chỉ khoảng từ 4-6 lá, khi cây nhiều lá ta nên ngắt bớt lá già. Khi lá cây có hiện tượng cháy lá do vận chuyển đường xa hoặc do mất cân bằng dinh dưỡng ngoài việc bổ xung chất và nước cho cây ta cũng cần ngắt bỏ lá bị tổn thương để cây lên lá mới tiếp tục phát triển.

Cách ngắt: ngắt cách gốc khoảng 5cm để tránh hiện tượng nấm xâm nhập ngược vào gốc. gây thối rễ, hư búp non, có thể ảnh hưởng sự phất triển của cây nếu nặng dẫn đến chết cây.

Cách chăm sóc dâu tây đơn giản tại nhà
Cách chăm sóc dâu tây đơn giản tại nhà

TỈA BÔNG

Cây dâu tây tuỳ loại và tuỳ giống cây , chất dinh dưỡng và phụ thuộc chăm sóc có thể cho bông đơn hoặc bông chùm, khi cây có quá nhiều bông nên ngắt bớt để cây tập chung chất cho quả lý tưởng từ 3-4 bông, đầu tiên nên tỉa bớt các bông hỏng không đậu trái (do độ ẩm không khí quá cao, do côn trùng đốt bông gây thui bông hoặc do người chăm sóc tưới nước vào bông trong thời gian thụ phấn gây chột hoặc dị dạng quả). sau đó tỉa bớt các bông nhỏ hoặc dị dạng sao cho đạt mức cây có thể cung cấp đủ chất nuôi quả.

SAU KHI THU HOẠCH

Ngắt bông cách gốc 5cm như đối với lá, bón phân và tưới nước đầy đủ chờ ra đợt bông mới

RA NGÓ (CÂY CON)

Trong mùa cho trái không nên để ngó phát triển, nên ngắt bỏ để cây tập chung cho trái, nếu để ngó trái nhỏ, số lượng ít, chất lượng trái kém.

Khi mùa hè cây không cho trái thì tâp chung phát triển ngó và tách từ cây mẹ, khi ngó ra rễ trắng thì cắm xuống đất để ngó phất triển thành cây mới, nhưng không cắt ngay khỏi cây mẹ, nên để khi cây con từ ngó phát triển tốt, cứng cáp mới cắt bỏ dây nối giũa ngó và cây mẹ, cách 5cm như đối với ngắt lá và cuống bông tách ra trồng như cây mới, nhưng lưu ý là chỉ ngó của cây f1 mới có giá trị trồng và chăm sóc, khi cây f1 sang tuổi tứ hai bắt đầu thoái hoá dần, chất lượng cây con cũng không còn được tốt, các cây tù f2 trở đi cũng vậy nên khi trồng sẽ không có khả năng cho cho trái, chỉ tốt lá, hoặc trái ra nhỏ, và chua.

Vì vậy khi mua cây về trồng các bạn nên chọn mua cây chất lượng tránh mua phải cây giá thấp nhưng được tách từ ngó hoặc cây già, đã loại thải của các nhà vườn, hoặc cây đã truyền tay nhau không biêt đến đời f bao nhiêu rồi thì rất không đảm bảo về chất lượng cây, chất lượng quả và số lượng quả nữa nhé dù các bạn có chăm sóc tốt đến đâu.

THƯỜNG XUYÊN THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC CÂY

Chú ý phòng sâu hại và bệnh cho cây khi thấy cây xuất hiện tượng lạ cần cách ly ngay với các cây khác. để tránh lây lan nguồn bệnh khi cây bị bệnh dùng các loại thuốc chuyên dùng để chữa bệnh và diệt sâu hại cho cây.

XỚI ĐẤT, BÓN PHÂN

Thinh thoảng nên xới đất xung quanh gốc của cây, để giữ đất tơi xốp khi trồng bằng đất thường, tránh làm ảnh hưởng, tổn thương nhiều đến bộ rễ của cây bón phân thường xuyên cho cây ví cây dâu luôn cần lượng chất dinh dưỡng cao, khi bạn mua cây về trồng nên hỏi người bán tư vấn về thời gian bón phân và hàm lượng cho từng loại, nếu mua chậu cây đã trộn sẵn phân trong giá thể trồng hoặc sử dụng phân bón chuyên dùng thì sử dụng theo hướng dẫn của bên cung cấp.

TƯỚI NƯỚC

Tốt nhất là tưới vào buổi sáng như đã nói ở bài đăng cách trồng cây dâu tây. Nên sử dụng nước sạch để tưới cho cây 150-200ml/ 1 cây. Nếu sử dụng dung dịch thuỷ canh thì chỉ cần tưới lượng dung dịch thuỷ canh theo hướng dẫn

ÁNH SÁNG

Chú ý ánh nắng cho cây, nhưng không quá 12h/1 ngày. Không cho cây tiếp xúc ánh sáng điện cây phát triển mạnh mà không cho trái

Chú ý: khi cây thừa hoặc thiếu các chất sẽ có biểu hiện trên lá, cần chú ý theo dõi chăm sóc cây để phát hiện kịp thời và có hướng xử lý.