Bệnh sỏi thận ở bà bầu và những điều cần biết

Theo thống kê, thì có rất nhiều phụ nữ mắc bệnh sỏi thận trong giai đoạn mang thai, và gần như những ai mắc căn bệnh này đều do đã có tiền sử sỏi thận hay căn bệnh đã có các dấu hiệu hình thành từ trước đó. Bệnh gây nhiều lo lắng cho các bà mẹ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh sỏi thận ở bà bầu là điều cần thiết, các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Nguyên nhân hình thành sỏi thận ở bà bầu

– Uống không đủ nước: Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng cao hơn. Bà bầu cần bổ sung thêm nhiều khoáng chất, điển hình là phốt pho và can-xi. Nước có nhiệm vụ pha loãng và làm giảm nồng độ các khoáng chất, ngăn ngừa việc hình thành sỏi. Vì vậy, nếu uống ít nước, mẹ bầu có nhiều nguy cơ hình thành sỏi thận.

– Yếu tố di truyền: Mẹ bầu có người thân trong gia đình mắc chứng can-xi niệu hoặc một số bất thường dẫn đến tăng nồng độ can-xi trong nước tiểu thường có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn.

– Bổ sung dư can-xi: Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, bà bầu được khuyến cáo nên tăng cường bổ sung can-xi. Tuy nhiên, nếu bổ sung dư, lượng can-xi này ngược lại sẽ dẫn đến sỏi thận.

– Thai nhi càng lớn dần, càng tạo sức ép cho tử cung và bàng quang, cản trở sự lưu thông nước tiểu, tăng nguy cơ lắng đọng các chất hòa tan trong nước tiểu.

– Nhiễm trùng tiểu: Đây là một trường hợp thuận lợi tạo thành sỏi thận.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận ở bà bầu

Sỏi thận thường diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng, đòi hỏi bà bầu phải hết sức chú ý mới phát hiện được. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất, mẹ lưu ngay vào sổ tay nhé!

– Xuất hiện những cơn đau xung quanh vùng thắt lưng, sau đó kéo xuống vùng chậu hông, thỉnh thoảng kèm chuột rút và sốt.

– Máu trong nước tiểu: Tình trạng này là do viên sỏi di chuyển, làm phá vỡ mô liên kết và tế bào xung quanh.

– Khi sỏi di chuyển đến phần dưới của đường tiểu, vùng niệu quản và bàng quang, có thể gây cảm giác đau buốt khi đi tiểu.

Mong rằng những thông tin về bệnh sỏi thận ở bà bầu trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc và đặc biệt là với các mẹ bầu. Chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm

Chứng đau hông ở bà bầu nên lưu ý những gì?