Bệnh sởi ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?

Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ không may mắc phải bệnh sởi có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy bệnh sởi ở bà bầu nguy hiểm như thế nào? và có cần phòng tránh, khắc phục căn bệnh này ra sao? Hãy cùng vtvcantho tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Bệnh sởi ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Eberhart Phillips JE năm 1993 trên 58 phụ nữ mang thai có mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ, kết quả nghiên cứu cho thấy:
Đối với người mẹ: 35 người mẹ nhập viện điều trị vì bệnh sởi (chiếm 60%), trong đó 15 người mẹ (26%) đã được chẩn đoán với bệnh viêm phổi do biến chứng của bệnh sởi, và 2 phụ nữ mang thai (chiếm tỷ lệ 3%) tử vong do các biến chứng bệnh sởi. Ngoại trừ 3 trường hợp chấm dứt thai kỳ do nạo phá thai, 18 phụ nữ mang thai đã chấm dứt mang thai sớm vì sảy thai và sinh non (chiếm tỷ lệ 31%). Có hai trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh mặc dù người mẹ nhiễm vi rút sởi vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Không có trẻ nào sinh ra được chẩn đoán là mắc bệnh sởi bẩm sinh.
Nghiên cứu của Makiko Egashira Chiba và các cộng sự đăng trên tạp chí truyền nhiễm (Journal of Infection) năm 2003 cho biết: Trên 8 phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi trong một vụ dịch, có 4 trường hợp nhiễm vi rút sởi trước tuần thứ 24 của thai kỳ và 4 trường hợp nhiễm vi rút sởi sau tuần 24 của thai kỳ. Trong số bốn trường hợp trước mắc sởi trước 24 tuần của thai kỳ thì có ba trường hợp có sảy thai và thai chết lưu. Ngược lại, 4 phụ nữ mang thai sau 25 tuần của thai kỳ thì sinh đúng thời hạn, tuy nhiên hai trong số bốn trẻ sơ sinh được chẩn đoán là mắc bệnh sởi bẩm sinh. Không có người mẹ tử vong do các biến chứng của bệnh sởi, tuy nhiên có 03 trường hợp có biến chứng do bệnh sởi nhưng được cứu sống (02 là viêm phổi và 01 trường hợp bị sốc do xuất huyết).
Với những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi cho người mẹ mắc bệnh sởi và thai nhi, dự phòng bệnh sởi là vấn đề quan trọng nhất để phòng tránh những biến chứng của bệnh. Để phòng bệnh sởi trong thời kỳ mang thai, khuyến cáo tất cả những phụ nữ trong độ tuối sinh đẻ mà chưa tiêm phòng vắc xin sởi thì cần phải tiêm phòng ngay trước khi có ý định mang thai, thời gian an toàn từ khi tiêm phòng đến khi có thai ít nhất là 1 tháng.

Phòng tránh bệnh sởi ở bà bầu như thế nào?

Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ giảm nên các bà bầu dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, rubella… Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh sởi ở bà bầu không cao nhưng việc phòng ngừa cũng vô cùng cần thiết. Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi trong thời gian mang thai là tiêm phòng và giữ vệ sinh sạch sẽ.

– Chị em nên tiêm phòng sởi ít nhất là 3 tháng trước khi có bầu để có kháng thể chống virus sởi trong người.

Phòng bệnh sởi khi mang bầu: những điều cần biết 2
Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi trong thời gian mang thai là tiêm phòng…

– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp tăng khả năng đề kháng với các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nên dùng loại xà phòng có tác dụng diệt khuẩn như Lifebuoy là tốt nhất. Theo WHO, chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng đã làm giảm nguy cơ lây mắc các bệnh cúm, sởi, tay chân miệng, các dịch bệnh đường tiêu hoá, các nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính nguy hiểm như Tả, SARS…

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ hạn chế cơ hội virus xâm nhập vào cơ thể vì xà phòng diệt khuẩn có thể “tẩy” được vi khuẩn, virus gây bệnh.

Ngoài ra, bà bầu cũng cần thực hiện những biện pháp tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ mắc sởi như:
– Đeo khẩu trang y tế chuyên dụng khi đi ra khỏi nhà, đến chỗ đông người.
– Luôn vệ sinh sát trùng mũi họng bằng nước muối sinh lý.
– Tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Đồng thời, nên giữ cho môi trường sống thoáng khí, sạch sẽ.
– Nếu trong nhà có người lớn, trẻ nhỏ bị sởi phải cách ly và không được tiếp xúc tránh bị lây sởi.
– Khi bị sốt, phát ban cần đi khám ngay để có lời khuyên chu đáo của bác sĩ chuyên khoa lây. Mặt khác, sản phụ cần được theo dõi cả mẹ lẫn thai khi bị nhiễm sởi.
– Dùng bất cứ loại thuốc hay lá dân gian nào cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không được xông sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.

Hi vọng rằng bài viết chia sẻ trên đây về bệnh sởi ở bà bầu có thể hữu ích với bạn đọc!

Xem thêm

Bệnh da liễu nam giới thường gặp ở vùng kín