Cảnh báo về bệnh uốn ván ở trẻ em

Uốn ván là một bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao mà mỗi người trong chúng ta luôn có nguy cơ mắc phải. Nhưng không phải ai cũng biết những biểu hiện của bệnh uốn ván. Cùng vtvcantho tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh uốn ván ở trẻ em ngay bây giờ bạn nhé.

Bệnh uốn ván ở trẻ em là gì?

Phong đòn gánh hay chứng uốn ván là chứng bệnh làm co giật căng cứng các bắp thịt trong cơ thể thường làm chết người. Nguyên nhân là do chất độc neurotoxin khi bị nhiễm vi trùng Clostridium tetani qua vết thương trên da. Triệu chứng là tê cứng lưỡi và hàm, sau đó giật cứng cả người (lưng cong cứng, ưỡn ngược ra sau như cái đòn gánh) và khi hệ cơ của lồng ngực bị cứng sẽ khó thở, và gây tử vong.

Nguyên nhân của bệnh uốn ván ở trẻ em

Bệnh uốn ván do trực khuẩn Clostridium tetani (một loại vi khuẩn yếm khí, Gram dương) gây ra. Trực khuẩn uốn ván có thể tồn tại dưới hình thái nha bào. Nha bào uốn ván có nhiều trong đất, bụi, nuớc, phân súc vật,…
Đường xâm nhập của vi khuẩn uốn ván vào cơ thể thường gặp là:
– Qua rốn, do cắt rốn lúc đẻ không vô khuẩn, gây bệnh uốn ván rốn sơ sinh.
– Qua các vết thương, chỗ bị sây sát, vết thương sâu.
– Qua tai do ngoáy tai làm thủng màng nhĩ.
– Tiêm, chích không sát khuẩn.

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn uốn ván tiết ra ngoại độc tố, độc tố xâm nhập vào hệ thần kinh gây các cơn co cứng, co giật, độc tố còn làm vỡ hồng cầu nhưng ít gặp.

Biểu hiện của bệnh uốn ván ở trẻ em

Thời gian ủ bệnh thay đổi từ một đến vài tuần lễ. Đối với bệnh uốn ván rốn, thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, bệnh càng nặng.
Triệu chứng phát bệnh đầu tiên là cứng hàm làm trẻ không há to miệng được; với trẻ sơ sinh, trẻ quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím, đói nhưng không bú được.
Tiếp theo là các cơn co cứng và co giật. Cơn co cứng lan rộng, co cứng cơ mặt, cổ, chân tay, lưng, thành bụng, làm trẻ ở tư thế khá đặc biệt: người uỡn cong, cổ ngả ra sau, hai cánh tay khép chặt vào thân, hai chân duỗi thẳng, cơn co cứng này kéo dài 15-30 ngày. Trên nền co cứng trẻ bị co giật, mặt trẻ nhăn nhúm lại, miệng chúm chím, hai tay nắm chặt, sùi bọt mép. Cơn co giật dễ xẩy ra khi bị kích thích (đụng chạm vào trẻ, ánh sáng, tiếng động, w.).
Ở trẻ sơ sinh, trong giai đoạn co cứng, co giật thường kèm theo các cơn ngừng thở do co thắt thanh quản. Mỗi lần ngừng thở trẻ bị thiếu oxy; mặt, môi tím xám; tim đập rời rạc, mạch khó bắt, đòi hỏi phải cấp cứu hô hấp, thổi ngạt hoặc bóp bóng hô hấp.
Tiến triển bệnh thay đổi. Trẻ dễ bị chết vì ngừng thở do nhiễm khuẩn phổi, trụy tim (tỉ lệ tử vong do uốn ván còn rất cao, từ 30-50%). Nếu tiến triển tốt thì sau 2 tuần lễ cơn giật thưa và nhẹ dần nhưng phải hơn một tháng sau mới hết co cứng.
Cấy mủ vết thương có thể tìm thấy vi khuẩn uốn ván, nhưng trong thực tế chẩn đoán uốn ván chỉ cần dựa vào lâm sàng.

Cách phòng tránh bệnh uốn ván ở trẻ em

Bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để phòng bệnh uốn ván rốn trẻ sơ sinh, người mẹ khi mang thai phải tiêm phòng uốn ván 2 mũi, mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt, mũi thứ hai sau đó ít nhất 30 ngày hoặc trước khi sinh một tháng.

Ngoài ra cần áp dụng phương pháp đỡ đẻ mới. Những dụng cụ và bông gạc… dùng để đỡ đẻ phải được khử trùng nghiêm ngặt trước khi sử dụng. Sau khi cắt núm thắt ở cuống rốn khô, phải quan sát xem cuống rốn có nhiễm khuẩn không, nếu có thì kịp thời xử lý. Phát hiện thấy trẻ sơ sinh thấy có dấu hiệu mắc bệnh uốn ván thì phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu để được điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh uốn ván ở trẻ em

– Trước hết cần đặt trẻ ở buồng tối, yên tĩnh, tránh đụng chạm nhiều tới trẻ.

– Cho trẻ ăn uống đầy đủ; với trẻ sơ sinh phải bảo đảm cho trẻ ăn sữa mẹ, cần thiết cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày, bơm sữa đều và đủ lượng.
– Dùng cồn,nước oxy già để rửa sạch vết thương, rốn.
– Tiêm Penicillin liều cao, khoảng 200.000 đơn vị/kg trọng lượng cơ thể trong 10-14 ngày; có thể phối hợp kháng sinh khác nếu nghi ngờ có bội nhiễm khác.
– Cho kháng độc tố uốn ván 20.000-50.000 đơn vị, tiêm bắp một liều để trung hòa độc tố tuần hoàn.
– Chống cơn co giật và co cứng bằng các thuốc:
Diazepam (Valium, Seduxen) 1-2 mg/kg, có thể tiêm nhắc lại sau 3 giờ, theo dõi nhịp thở.
Phenobarbital 5-10 mg/kg/ngày.
Có thể dùng Clopromazin 2-4 mg/kg, tiêm bắp 1 liều ban đầu.
Từy theo cơn co cứng, co giật giảm hay không mà giảm hay tăng liều thuốc, cần cho thuốc để khống chế được cơn giật.
– Đặt nội khí quản hay mở khí quản khi có cơn cơ thắt thanh quản và hô hấp nhân bạo bằng máy hay bóp bóng.

Bệnh uốn ván và một bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vì vậy, khi nghi ngờ thấy những biểu hiện của bệnh uốn ván ở trẻ em, cha mẹ cần đưa ngay trẻ tới các cơ sở y tế. Cách tốt nhất để không phải lo về căn bệnh là phụ huynh hãy cho trẻ tiêm phòng đầy đủ nhé.

Xem thêm

Dấu hiệu bé chậm phát triển, mẹ cha không thể bỏ qua