Kỹ thuật trồng sầu riêng đúng để đạt năng suất cao
Sầu riêng có hàm lượng vitamin C, B, chất xơ, sắt, đồng, kali cao có tác dụng ngăn ngừa bệnh thiếu máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, suy trì sự chắc khỏe của xương khớp, ngăn ngừa bệnh tim mạch,… Ăn sầu riêng với số lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Dưới đây là Kỹ thuật trồng sầu riêng đúng để đạt năng suất cao.
1. Đất trồng
Sầu riêng là cây thân gỗ mọc thẳng có bộ tán rộng, là một trong những cây ăn quả nhiệt đới ưa sáng nên cần phải trồng thưa để vườn cây luôn được thông thoáng thì cây mới có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Khoảng cách trồng sầu riêng thích hợp cho cây sau rieng dona là từ 8 – 12 m/cây.
Hố trồng có thể đào với khoảng cách 60 x 60 x 60 cm, đất trồng cây cần có độ tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và có độ pH 5,5 – 6,5. Nên bón lót 1kg phân chuồng hoai, 50g phân NPK 16:16:8 hoặc 20:15:15 cho một hố trồng. Trộn đều phân và ủ hoai trong vòng 10 – 15 ngày trước khi trồng.
2. Chọn giống và trồng cây
Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống sầu riêng như sầu riêng ruột đỏ, sầu riêng Monthong, sầu riêng hạt lép RI6, sầu riêng Dona… Bạn nên tìm mua những cây giống ghép bán sẵn ở các vựa giống uy tín để trồng.
Thêm hoặc bớt đất ở hố sao cho đặt cây xuống mặt mô ngang bằng với phần trên của bầu. Dùng tay bóp chặt bầu rồi rồi mới tiến hành cắt đáy bầu và rạch túi bầu để túi bầu không bị vỡ, sau khi rạch đáy bầu cần chú ý quan sát bộ rễ sẽ cây có bị cong hoặc xoắn rễ không để thay thế bằng những cây tốt hơn.
Đưa cây xuống hố trồng rồi từ từ lấp đất, nén chặt phần đất xung quanh bầu nhưng không nén sát vào gốc cây. Cây lấp đất cho cây con ngang mặt bầu rồi tưới nước cho cây. Sử dụng cọc cắm chéo 60 độ so với mặt đất rồi cố định cây vào cọc để cố định cây. Sau khi trồng nên chú ý che bớt ánh sáng trực tiếp cho cây, chỉ nên che khoảng 30% để cây có thể làm quen dần với ánh sáng. Sau khi trồng xong phải nhớ tưới giữ ẩm cho cây.
3. Chăm sóc
Trong những tuần lễ đầu mới trồng, nếu thời tiết nóng bức hay quá nắng, nên tưới ướt thân và lá vài lần (lúc trưa và xế chiều) để tránh mất nước ở cây. Đến mùa khô hạn, phải thường xuyên tưới nữa giữ ẩm cho cây sầu riêng. Tới mùa mưa, chú ý công tác thoát nước để tránh tình trạng cây bị ngập úng.
Tỉa cành, tạo dáng giúp cho cây được thoáng, cành lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp và hạn chế được sâu bệnh. Giúp cho cây khỏi phải nuôi những cành ăn hại, tốn hao chất dinh dưỡng mà không có lợi.
Đốn tỉa bớt các cành cấp 1. Nên phân tầng, mỗi tầng có khoảng 3 – 4 cành cấp 1. Tầng nọ cách cành kia 40 – 60cm ( đối với những cây trưởng thành). Các cành cấp 2,3… dày đặc, phải tỉa bỏ bớt.
Bón phân cho sầu riêng cần chú ý bón nhiều lần trong một năm với lượng phân tăng dần từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây cho quả ổn định. Lượng phân bón bình quân cho sầu riêng như sau:
Hàng năm bón cho mỗi cây từ 10 – 20kg phân hữu cơ.
Phân vô cơ bón hàng năm cho mỗi cây như sau: 200 – 400g urê + 800 – 1000g supelân + 100g KCl hoặc K2SO4 tùy thuộc vào tính chất của đất. Có thể bón bổ sung thêm tro bếp.
Số phân trên đây được chia thành 4 – 5 lần để bón.
Có thể dùng phân NPK (15:15:15) để bón với lượng 300 – 500g cho một cây, chia làm nhiều lần để bón trong một năm.
Cách bón tốt nhất là khi chuẩn bị ra hoa nên bón ít phân N, tăng P và K. Lúc này có thể dùng phân NPK( 9:24:24) để bón bằng cách rải đều dưới tán cây, sau đó phủ lớp đất mặt lên.
Khi cây ra quả cần tăng lượng phân kali. Lúc này có thể sử dụng phân NPK (14:14:24). Bón cho mỗi cây 4 – 6kg chia ra 3 lần để bón trong một năm.
4. Thu hoạch
Sầu riêng trồng bằng cây ghép cho trái sớm hơn, khoảng 4-5 năm sau khi trồng (trồng bằng hạt thì lâu hơn 6-7 năm). Sầu riêng từ khi ra hoa đến khi thu hoạch được trung bình vào khoảng 4 tháng (sớm hơn hay muộn hơn chút ít tùy theo giống). Sầu riêng trồng 1 lần nhưng cho ta thu hoạch liên tục trong vòng từ 50-60 năm.