Công dụng và cách dùng cây bồ công anh không phải ai cũng biết

Bồ công anh là loại cây đa dụng. Công dụng của cây bồ công anh thường được dùng làm bài thuốc chữa tắt tia sữa, viêm loét dạ dày,… Tuy nhiên, không phải cây bồ công anh nào cũng có những khả năng tuyệt vời như trên. Vậy đâu mới là cây bồ công anh mang lại nhiều lợi ích cho bạn? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Đâu mới là cây bồ công anh hữu dụng với bạn?

Theo sách cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, cây bồ công anh đươc dùng để chỉ ít nhất 3 loại 3 loại cây khác nhau đều có mọc ở nước ta, cần chú ý tránh nhầm lẫn:

– Cây Bồ công anh Việt Nam ( Lactuca indica , họ Cúc – Asteraceae), chữ Việt nam được tác giả thêm vào để tránh nhầm lẫn. Cây nay được dung phổ biến, nhất là tại phía Bắc và phía Bắc trung bộ.(Chưa có nghiên cứu chứng minh tác dụng, chủ yếu theo dân gian truyền miệng)

công dụng của cây bồ công anh
Cây bồ công anh Việt Nam

– Cây chỉ thiên ( Elephantopusvscaber L, cũng họ Cúc – Asteraceae). Cây này ở miền Nam ta dung với tên Bồ công anh và dung như cây Bồ công anh Trung Quốc. (chưa được khoa học chứng minh)

– Cây Bồ công anh Trung quốc, Bồ Công Anh Thấp ( Taraxacum officinalen Wigg. Cũng họ Cúc – Asteraceae). Chữ Trung Quốc để chỉ rõ rằng tên Bồ công anh ghi trong sách Trung Quốc là cây này. Chúng mọc hoang và có trồng ở một vài nơi trong nước ta. Tuy nhiên ta hầu như không dung loại này. (Đây là loại cây BỒ CÔNG ANH được khoa học nghiên cứu chứng minh tốt cho sức khỏe )

Lưu ý: Có rất nhiều họ cây có tên Bồ Công Anh bởi vậy bạn cần tìm đúng loại Cây Bồ Công Anh Thấp, bồ công anh lùn để sử dụng.

Công dụng và cách dùng của cây bồ công anh

Tác dụng tiêu độc, chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ. Còn dùng uống để chữa bệnh đau dạ dày, ăn kém tiêu.

Dùng 10 – 15g lá khô dạng thuốc sắc. Dùng 20 – 40g lá tươi giã với ít muối, vắt nước cốt uống, bã đắp chỗ viêm tấy.

Chữa sưng vú, tắc tia sữa: 20 – 40g lá tươi, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ vú sưng đau, ngày 1 – 2 lần. Hoặc Bồ công anh 120g, Sài đất 80g, lá Quýt hôi 40g, nước 60ml sắc còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và tối.

Chữa đau dạ dày: Bồ công anh 20g, lá Khôi 15g, lá Khổ sâm 10g, nước 300ml, đun sôi 15 phút, thêm chút đường đủ ngọt, uống 1 ngày 1 thang. Uống đợt 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp, uống đến khi khỏi bệnh.

Mắt đau sưng đỏ: Bồ công anh 40 g, dành dành 12 g. Sắc uống ngày một thang.

Viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Bồ công anh 30-50 g tươi, giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên vú.

Mụn nhọt: Bồ công anh 40 g, bèo cái 50 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.

Viêm họng: Bồ công anh 40 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.

Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40 g, lá khôi, nghệ vàng 20 g, mai mực 10 g, cam thảo 5 g. Sắc uống ngày một thang.

Viêm phổi, phế quản: Bồ công anh 40 g, vỏ rễ dâu 20 g, hạt tía tô 10 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.

Chống loãng xương: hàm lượng manhê cao trong bồ công anh rất tốt cho những bệnh nhân loãng xương, còi xương. Xay lá ở dạng nước ép (khoảng 100gr lá tươi) phối hợp với cà rốt hoặc củ cải, uống mỗi ngày rất hiệu quả.