Công dụng của cây cỏ mực – thảo dược giàu giá trị tại Việt Nam
Trong kho tàng y học dân tộc vô cùng phong phú, những bài thuốc tử cây cỏ thảo mộc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vai trò của những cây cỏ quanh ta là vô cùng quan trọng. Ví chỉ như một cây cỏ mọc hoang ở nhiều nơi như cây cỏ mực cũng được xem là dược thảo hữu ích. Công dụng của cây cỏ mực là vô cùng to lớn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những công dụng cũng như là cách sử dụng cây như thế nào là hợp lý nhất ngay trong bài viết này!
Sơ lược về cây cỏ mực
Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae. Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 – 8cm, rộng 5 – 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 – 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.
Công dụng và cách dùng cây cỏ mực
Sốt xuất huyết: cỏ mực, cỏ sữa, tang diệp, bạch mao căn mỗi thứ một nắm nấu nước uống trong ngày. Hoặc cỏ mực, râu ngô, cỏ mần trầu, mã đề thảo, rau má mỗi thứ một nắm nấu nước uống trong ngày.
Can khí uất kết: Biểu hiện đau tức hạ sườn phải, da vàng tiểu đỏ, đại tiện bí kết, tinh thần bứt rứt, ăn ít, giấc ngủ không yên. Dùng bài: cỏ mực 20g, hạ liên châu 16g, củ đợi 10g, rau má 20g, mã đề thảo 16g, lá đinh lăng 20g, cỏ mần trầu 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Viêm lợi, chảy máu chân răng: cỏ mực 20g, ngân hoa 10g, chi tử 10g, hoàng liên 10g, bạch mao căn 20g, tang diệp 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Loét lưỡi, viêm miệng: Cỏ mực 20g, rau má 20g, hoàng liên 10g, tang diệp 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g, lá đinh lăng 16g, sài hồ 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh tâm hỏa, chống viêm, tiêu độc.
Viêm gan virut: cỏ mực 24g, hạ liên châu 16g, nhân trần 12g, đan bì 10g, bạch thược 12g, lá đinh lăng 16g, chi tử 10g, chỉ xác 10g, đương quy 12g, bạch truật 12g, ngũ gia bì 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng từ 10 – 15 ngày liền. Công dụng: chống viêm, lợi gan mật, lợi tiểu, phục hồi chức năng gan.
Bệnh trĩ: cỏ mực (sao đen) 20g, phòng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, thăng ma 12g, hoa hòe (sao đen) 12g, ngân hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Cần uống 10 ngày liên tục. Công dụng: chống viêm, chỉ huyết, thăng đề.
Viêm mũi xuất tiết: cỏ mực 20g, thương nhĩ 10g, cây cứt lợn 20g, trần bì 10g, cát cánh 16g, phòng sâm 16g, kinh giới 12g, sinh khương 6g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bệnh zona: cỏ mực 20g, kinh giới 20g, thổ phục linh 20g, nam tục đoạn 16g, nam hoàng bá 16g, củ đinh lăng 12g, cam thảo đất 16g, hạ khô thảo 12g, ngân hoa 10g, kê huyết đằng 16g, huyền sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 – 4 ngày là bệnh lui.
Hội chứng viêm túi mật, tắc ống dẫn mật, đau tức vùng hạ sườn phải, túi mật căng, da vàng mắt vàng. Phép điều trị là chống viêm, thông đường dẫn mật, nếu có sỏi thì bài thạch, ống dẫn mật thông suốt thì các triệu chứng sẽ hết. Dùng một trong các bài:
Bài 1: cỏ mực 24g, nhân trần 16g, hạ liên châu 16g, chỉ xác 10g, đại hoàng 6g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: cỏ mực 24g, trần bì 10g, nhân trần 12g, kim tiền thảo 20g, trinh nữ 20g, rau ngổ 20g, kê nội kim 12g, khổ qua 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng liên tục 10 ngày. Công dụng: chống viêm, bài thạch, thông mật.