Cách chăm sóc hồng môn đơn giản tại nhà
Cây hồng môn với sắc thắm quyến rũ, phiến lá hình trái tim làm cho nhiều người ưa thích để làm quà tặng hoặc chưng bày trong phòng khách. Cách chăm sóc hồng môn như thế nào để cây hoa vẫn giữ sắc thắm, giữ được độ bền lâu. Để biết rõ thêm, mời bạn tham khảo qua Cách chăm sóc hồng môn đơn giản tại nhà dưới đây nhé.
Tưới nước – Bón phân
Cách chăm sóc hồng môn bằng cách tưới lượng nước vừa phải, từ 2-3 lần/tuần, nhưng đừng tưới quá nhiều vì như thế sẽ làm hư rễ cây và vàng lá. Kể cả trong thời tiết nóng, bạn cũng đừng nên tưới quá 2-3 lần/tuần vì rễ cây không thể hút được một lượng nước lớn. Nếu quên tưới nước và lỡ để rễ cây quá khô, bạn chỉ cần đổ thật nhiều nước vào chậu trong vòng 1 giờ để cây lấy lại nước. Hồng môn không cần nhiều phân bón, thế nên chỉ cần bón NPK cho cây 1 lần/tháng là đủ.
Ánh sáng – vị trí
Hồng môn là loại cây ưa sáng, nhưng cũng có thể chịu được trong môi trường ánh sáng yếu. Tuy nhiên, nếu đặt ở nơi quá tối, hoa sẽ nở ít và chậm. Còn nếu đặt ở nơi ánh sáng quá chói chang, ánh nắng sẽ làm lá cây dễ khô héo. Vì thế, nên đặt chậu hoa trong nhà. Bạn cũng có thể đặt hoa ở nơi có điều kiện ánh sáng nhẹ hoặc bóng râm. Tránh để hoa tiếp xúc ánh nắng trực tiếp. Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 20-35 độ C.
Nhiệt độ
Về nhiệt độ thích hợp để chăm sóc hồng môn nhất đối với cây là từ 15-30 độ và nếu như nhiệt độ thấp hơn 15 độ thì cây sẽ chạm phát triển và nếu nhiệt đô cao hơn 30 độ thì cây hay bị vàng lá hoặc thối rễ vì vậy mà bạn cần có được những biện pháp tránh nóng cho cây.
Đất trồng
Đối với những cây hồng môn thì bạn nên lựa chọn đất phù sa, đất thịt, gọi chung là đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng và phải tơi xốp thì cây sẽ phát triển rất tốt, trong quá trình chuẩn bị đất thì bạn nên trộn thên phân chuồng hoặc là các loại muifn để giúp cây phát triển nhanh hơn.
Nhân giống
Cây phát triển rất nhanh nên phương pháp tách chiết cây con từ cây mẹ đem hiệu quả cao nhất, ngoài ra bạn có thể nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ lá, hạt. Với các cây con tách từ cây mẹ phải sau trồng từ 4 tháng trở lên và phải có ít nhất 3 – 4 lá. Dùng dao sắc tách cây con sát gốc, lấy rễ bèo tây bó lại ươm thêm một thời gian cho ra rễ rồi mới trồng vào chậu là cách chăm sóc hồng môn tốt.
Cách trị sâu bệnh
Cây Hồng Môn rất ít sâu bệnh thường có một số bệnh thường gặp như thối củ, thối gốc thối thân…Để các bệnh được hạn chế thì bạn nên cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm và ánh sáng thích hợp nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại