Cây cà gai leo chữa bệnh gì? Cách sử dụng hiệu quả nhất.
Bạn đã biết đến cà gai leo – một loại thảo dược tốt cho sức khỏe của chúng ta? Có một số dược liệu rất tốt trong việc chăm sóc và bảo vệ gan. Theo kinh nghiệm dân gian, ông cha ta đã sử dụng nhiều loại thảo dược để giải rượu, tiêu độc, mát gan. Những kinh nghiệm ấy cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, nhất là việc sử dụng cây Cà gai leo chữa bệnh gan.
Cà gai leo là gì?
Cà gai leo hay còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò, có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài cây này được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Ngoài ra cây còn được trồng ở các nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam).
Cà gai leo thuộc loài cây nhỡ leo, chia nhiều cành, có chiều dài từ 60 – 100 cm. Lá cây màu xanh, mọc so le, hình trứng hay thuôn dài, dưới gốc lá hình rìu hay hơi tròn, mặt dưới lá hơi có lông mềm hình sao, màu trắng nhưng không bị nhám, mặt trên của lá có gai. Ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và kết quả vào tháng 9 đến tháng 12.
Cây cho quả mọng, bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính 7 – 9 mm. Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước 3 x 2 mm. Đối với loại cà gai leo có nhiều gai thì sẽ có cành xòe rộng.
Cách phân loại cà gai leo cũng hết sức phong phú:
Dựa vào màu sắc của hoa cà gai leo mà người ta chia làm hai loại đó là cà gai leo hoa trắng và cà gai leo hoa tím. Trong đó, cà gai leo hoa trắng với dây nhỏ hơn được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm để chế biến thuốc, trong khi loại hoa tím với dây lớn thì được ít sử dụng hơn chủ yếu được người dân trồng để làm hàng rào.
Dựa theo vùng miền người ta chia cà gai leo làm hai loại là cà gai leo miền Trung có thân cây cằn cỗi, màu nâu đất rất cứng cáp, cà gai leo miền Bắc và miền Nam thường có màu xanh, bụ bẫm, dễ trồng và dễ săn sóc.
Dựa theo đặc điểm tính chất có thể phân thành cà gai leo khô và cà gai leo tươi.
Cà gai leo có chứa một số thành phất chất hóa học quan trọng như: Flavonoid, saponin, sterol, acid amin, alkaloid,… Đồng thời, phần lá và rễ cà có nhiều dược tính hỗ trợ cho sức khỏe con người như: Solamnia A, Solamnia B, glycoalkaloid, cholesterol, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on, dihydro lanosterol… Vì vậy, cà gai leo có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh.
Tác dụng của cà gai leo đến sức khỏe
Cà gai leo có một số dược tính quan trọng như: flavonoid, saponin, sterol, acid amin, alkaloid,… Đồng thời, phần lá và rễ cà có nhiều dược tính hỗ trợ cho sức khỏe con người như: Solamin A, B, glycoalcaloid, cholesterol, 3beta hydroxy 5 anpha pregan 16 on, dihysrolanosterol… Vì vậy, cà gai leo có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh. Cụ thể:
Hỗ trợ điều trị viêm gan B
Trong cây cà gai leo có chứa dược chất glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virút, đặc biệt là viêm gan B, tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của bệnh như chán ăn, mệt mỏi, vàng da, men gan trở về bình thường nhanh sau 2 tháng. Đồng thời, dược chất này còn có tác dụng làm chậm sự phát triển của xơ gan và giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm.
Các hoạt chất trong dịch chiết cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT, thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào gan, hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm độc TNT và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể.
Bảo vệ gan dưới tác động của bệnh nhiễm độc TNT
Các hoạt chất trong dịch chiết cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT, thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào gan, hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm độc TNT và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể.
Có thể ức chế một số tế bào ung thư
Dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống viêm làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan. Thêm vào đó, nó cũng có tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virut như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung… Bên cạnh đó các thành phần trong cà gai leo còn có khả năng ức chế sự phát triển của một số virut ung thư.
Các tác dụng khác
Rễ cây cà gai leo có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit, Solamin A, B dùng làm thuốc hỗ trợ chữa trị phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu. Đặc biệt, cà gai leo phát huy tác dụng trong việc chữa bệnh vàng da, chướng bụng, người mệt mỏi, ăn uống không tiêu. Ngoài ra, rễ cây của nó còn được sử dùng để sắc thuốc uống chữa bệnh lậu trong y học.
Đông y cho rằng cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn độc cắn, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Các bài thuốc thường được sử dụng từ cà gai leo bao gồm:
- Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống hàng ngày một thang.
- Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: Cà gai leo 10g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.
- Chữa chứng ho gà, suyễn: Cà gai leo 10g, thiên môn 10g, mạch môn 10g. Sắc ngày 1 thang chia 3.
Bài thuốc dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn: Liều dùng 16 – 20g rễ hoặc thân lá cà gai leo sắc uống hàng ngày. - Làm giải rượu: Theo kinh nghiệm, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu.
- Chữa ho do viêm họng: Rễ hoặc thân và lá cà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 – 7 ngày.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…): 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, và giải độc gan rất tốt.