Quy trình chăm sóc cây vải khi ra hoa, đậu quả
Trong phần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc tỉa cành tạo tán cho cây vải khi chưa ra hoa, trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cây vải khi cây đang thu hái quả. Bên cạnh đó cùng tìm hiểu một số loại sâu bệnh hại vải trong giai đoạn này.
Quy trình chăm sóc cây vải khi ra hoa, đậu quả
Ở thời kỳ này bón phân cho vải nhằm mục đích thúc đẩy tạo cành mùa thu là những cành tạo quả cho năm sau đồng thời thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa cũng như làm cho quả mau lớn. Về liều lượng bón chúng ta cùng tham khảo bảng sau đây:
Cây vải 4 – 5 tuổi: 40kg phân chuồng + 400g đạm + 800g lân + 720g kali/năm
Cây vải 6 – 7 tuổi: 40kg phân chuồng + 660g đạm + 1000g lân + 1080g kali/năm
Cây vải 8 – 9 tuổi: 40kg phân chuồng + 880g đạm + 1300g lân + 1320g kali/năm
Cây vải 10 – 11 tuổi: 60kg phân chuồng + 1100g đạm + 170000g lân + 16800g kali/năm
Cây vải 12 – 13 tuổi: 60kg phân chuồng + 1320g đạm + 2000g lân + 1920g kali/năm
Cây vải 14 – 15 tuổi: 60kg phân chuồng + 1760g đạm + 2500g lân + 2880g kali/năm
Cây vải > 15 tuổi: 60kg phân chuồng + 2200g đạm + 3000g lân + 33600g kali/năm
Về thời điểm bón phân hàng năm
Lần 1 (15/11 – 15/12 dương lịch): thời điểm này bón phân nhằm thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa giúp cho việc đậu quả được thuận lợi. Ở thời điểm này chúng ta bón 25% đạm + 25% kali + 30% lân supper.
Lần 2 (15/4 – 10/5 dương lịch): thời kỳ bón thúc quả giúp cho quả phát triển được tốt và chống hiện tượng rụng quả do sinh lý. Ở thời điểm này chúng ta bón theo liều lượng 25% đạm + 50% kali + 30% lân.
Lần 3 (25/6 – 10/7 dương lịch): bón sau thu hoạch quả giúp cho cây phục hồi sinh trưởng thúc đẩy cành mùa thu phát triển xung sức trở thành cành mẹ cho những năm sau đồng thời bổ sung dinh dưỡng đã mất sau thu hoạch quả. Liều lượng bón như sau 50% đạm + 25% kali + 40% lân.
Cắt tỉa cành lá cho cây vải
Đối với cây vải trong thời kỳ cho quả thì hàng năm chúng ta tiến hành cắt tỉa 3 lần
Cắt tỉa vụ xuân: từ 15/2 – 15/3:
Cắt bỏ những cành kém chất lượng
Cắt bỏ cành mang sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán để cây thoáng hơn ánh sáng vào đều
Đồng thời cắt bỏ những chùm hoa nhỏ bị sâu bệnh với cây nhỏ có thể bỏ từ 20 – 30% số chùm hoa với cây yếu thì tỉa bỏ nhiều hơn.
Cắt tỉa vụ hè: cuối tháng 4 giữa tháng 5
Cắt bỏ những cành hè nhỏ, yếu, mọc xít nhau chỉ để lại những cành khoẻ trên cây mẹ
Đồng thời với việc tỉa cành là cắt bỏ những quả nhỏ bị sâu bệnh.
Cắt tỉa vụ thu: cuối tháng 6 – đầu tháng 7
Tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh và các cành hè mọc quá dài
Khi lộc thu hình thành mọc dài quá 10cm thì tỉa bỏ những mầm yếu mọc không hợp lý và chon để lại 2 cành thu khoẻ mạnh nhất trên mỗi cành mẹ.
Thu hoạch quả vài
Vào thời vụ vải chín bà con thu hoạch vài từ màu đỏ xanh sang màu đỏ hồng, khai quả từ mau nhọn chuyển sang thưa và phẳng, quả mềm cùi có vị thơm. Bà con nên thu hoạch quả vào những ngày trời khô ráo vào buổi sáng hoặc trời mát.
Đối với những cây vải có tình trạng khoẻ hoặc đối với những giống chín sớm bà con thu hoạch cả quả và một phần lá. Còn đối với các giống chín muộn hoặc cây yếu bà con cắt chùm quả không kèm theo chùm lá. Khi thu hoạch cần có thang chuyên dụng và dùng kéo để cắt chùm quả.
Qủa sau khi thu hoạch được đưa vào nơi râm mát, đợi cho ráo nước trên mặt quả. Khi xếp chú ý nhẹ nhàng và để quả quay ra xung quanh cuống quả chụm vào giữa, bà con xếp chồng theo lớp ở giữa có nhiều khe trống để thoáng khí tránh toả nhiệt làm biến chất và đổi màu quả.
Nếu thu hoạch với số lượng lớn hoặc không kịp tiêu thụ bà con có thể bảo quản bằng phương pháp sấy khô để bán vào những thời điểm thích hợp.
Phòng trừ sâu bệnh trên cây vải
Bọ xít có tập tính qua đông để trứng và hình thành sâu non vào tháng 2 – tháng 3 hàng năm, bọ xít thường tấn công làm teo top chùm hoa hoặc làm rụng quả. Sử dụng các loại thuốc như sau Dipterex 1% hoặc Sherpa 25EC.
Phòng trừ bọ xít hại vải:
Mùa đông rung cây cho bọ xít rơi xuống, tập trung lại rồi đốt
Ngắt các lá có ổ trứng đem tiêu huỷ
Phun thuốc diệt bọ xít non vào cuối tháng 3,4
Vào vụ xuân khi cây vải hình thành các đợt lộc thì nhện lông nhung chích hút vào mặt dưới gây tổn thương. Từ đó hình thành bề mặt lá bị di dạng và trên có phủ một lớp màu nâu trông giống như lông nhung. Đối với nhện lông dung tiến hành phòng trừ bằng cách xịt các loại thuốc đón trước các đợt lộc non.
Phòng trừ nhện lông nhung hại vải:
Thu gom lá rụng đem đốt
Cắt tỉa cây, làm vệ sinh vườn để giảm hoạt động của nhện
Dùng thuốc: Regent 0,1%, Ortus 0,05% – 0,1% để diệt nhện
Có thể phát hiện được bằng các vết đục trên thân, trên cành chính hoặc có thể biểu hiện là các mùn cưa rơi ở dưới gốc cây vải. tập tính là các con sâu sẽ đẻ trứng và kẽ nứt của gốc cây sau đó trứng đẻ thành sâu non sẽ đục vào thân cây để gây hại.
Phòng trừ sâu đục thân trên cây vải:
Phát hiện sớm vết đục, luồn dây thép nhỏ và để bắt sâu non
Sau khi thu hoạch cần quét vôi vào gốc cây để diệt trứng
Đồng thời phun các loại thuốc xông hơi như Vophatoc, Sumicidin vào lỗ đục sau đó dùng đất sét bịt lỗ lại để diệt sâu.
Bệnh thán thư có các triệu chứng như sau trên lá ở phần mép xuất hiện những vết khô nâu giữa phần mép bệnh và lá còn khoẻ có ranh giới rất rõ rệt
Phòng trừ bệnh thán thư:
Cắt bỏ cành lá bị bệnh, đem đốt
Phun thuốc Score 0,05% hoặc Bavistin 0,1%