Cách chăn nuôi heo nái đẻ và các biện pháp nâng cao năng suất
Chăn nuôi heo nái để cần được áp dụng kỹ thuật nuôi phù hợp là cách giúp nâng cao năng suất sinh sản hiệu quả của heo nái. Trong nhiều khâu chăn nuôi, từ phối giống cũng như việc chăm sóc heo nái cần được quản lý tốt, khiến cho chi phí chăn nuôi được cắt giảm. Bài viết dưới đây là Cách chăn nuôi heo nái đẻ và các biện pháp nâng cao năng suất sẽ hướng dẫn cho bà con các bước tối ưu một số công đoạn nuôi heo.
Kỹ thuật phối giống heo nái đẻ
Phối giống là khâu quyết định rất lớn tới năng suất sinh sản của heo nái. Phối giống quá sớm hay quá muộn, phối không đúng cách đều khiến heo nái giảm năng suất, giảm khả năng thụ thai. Kỹ thuật phối giống là một kỹ thuật quan trọng trong cách nuôi heo nái đẻ bà con cần quan tâm.
Không nên cho heo nái phối giống lại
Nhiều bà con vẫn tiếp tục sử dụng heo nái hậu bị để phối giống lại mặc dù lần đầu phối không thành công. Theo kinh nghiệm chăn nuôi heo nái đẻ của BioSpring, bà con nên loại những heo hậu bị này, bởi việc tiếp tục đầu tư vào heo nái hỏng lần đầu sẽ phát sinh chi phí là chủ yếu. Không có kỹ thuật nuôi heo nái đẻ nào cho heo hậu bị không đạt lần phối giống đầu. Thông thường, tỷ lệ phối giống lần đầu tiên thành công tới 96%, vì vậy, bà con nên mạnh dạn loại những heo hậu bị không đạt tiêu chuẩn.
Nên phối giống cho heo vào buổi sáng sớm
Kỹ thuật nuôi heo nái đẻ được nghiên cứu chi tiết, cẩn thận từng thói quen và tập tính của heo. Theo nghiên cứu này, heo phối giống lúc sớm, khi heo đực chưa được ăn sẽ kích thích mạnh hơn. Chuồng trại sáng sớm có độ yên tĩnh, đủ tiêu chuẩn để phối giống. Nên để heo nái phối giống sau khi đã chịu đực 24 tiếng.
Đối với heo nái cai sữa, sau khi cai sữa từ 4 đến 6 ngày đưa vào phối giống. Kỹ thuật nuôi heo nái sau khi cai sữa là cho ăn đủ 6 lần một ngày cho tới ngày phối giống (khoảng 4 đến 6 ngày). 1 ngày sau khi heo đã phối giống cho heo ăn ít, giảm khẩu phần ăn chỉ còn 1,8kg và cho ăn liên tục theo chế độ này trong vòng 35 ngày.
Kỹ thuật nuôi heo nái đẻ khâu chuyển nái
Để tối ưu tốt hiệu quả thụ thai nái sau khi phối giống, bà con lưu ý trong vòng 35 ngày sau phối giống không di chuyển nái. Kỹ thuật nuôi heo nái đẻ này cần được tuân thủ chính xác, bởi heo di chuyển bản chất là một dạng stress sẽ ảnh hưởng tới khả năng thụ thai, sinh nhiều con của heo.
Tối ưu điều kiện chuồng nuôi heo nái đẻ
Chuồng nuôi nái đẻ hơn hết phải được vệ sinh thường xuyên, thiết kế tối ưu, bố trí ánh sáng hợp lý. Việc vệ sinh chuồng nái giúp nái khỏe mạnh, tránh viêm âm hộ, viêm vú ảnh hưởng lớn tới năng suất sinh sản. Kỹ thuật nuôi heo nái khâu vệ sinh chuồng là dành 40 tiếng một tuần cho việc vệ sinh chuồng, sát trùng tiêu độc. Trong đó, tiêu độc các thiết bị chuồng và phơi khô 24 tiếng trước khi sát trùng chuồng trại. Đa số các hộ chăn nuôi đều đầu tư cho chuồng nuôi để mang lại hiệu quả, trên thị trường giá chuồng nuôi heo nái cũng khá hợp lý.
Hệ thống thiết bị ánh sáng, đèn huỳnh quang không được để bám bụi, vì có thể khiến heo không lên giống. Điều chỉnh đèn, thời gian thắp đèn như thế nào là kỹ thuật nuôi heo nái đặc biệt, cần thắp đèn sáng từ 4 giờ sáng tới 10 giờ đêm, khoảng 18 tiếng 1 ngày khi heo thức để heo dễ lên giống hơn.
Kỹ thuật cung cấp cám cho heo nái
Ngoài lưu ý việc dụng cụ cho ăn, cho uống cần sạch sẽ, một lưu ý quan trọng khác trong kỹ thuật nuôi heo nái đẻ là cần bổ sung chất xơ cho heo để heo tránh táo bón, áp dụng giai đoạn heo nái rạ. Cần kiểm soát được chế độ dinh dưỡng, độc tố nấm mốc có trong thức ăn. Nếu bà con cho heo ăn cám bột, nên cho ăn khi cám còn tươi sẽ tốt hơn.
Tối ưu phòng bệnh chuồng trại heo nái
Phòng bệnh luôn là bước quan trọng trong kỹ thuật nuôi heo nái. Phòng bệnh cho heo cần kết hợp cả phương pháp bên trong và biện pháp bên ngoài. Biện pháp bên ngoài chính là vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn chuồng trại, tránh người lạ, động vật lạ về chuồng trại, cách ly theo dõi đàn heo mới về. Biện pháp bên trong đó là nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng cho heo nái, tiêm vắc xin phòng bệnh.
Cách nuôi heo nái đẻ đạt hiệu quả cao tại các trang trại lớn đó là làm rất tốt khâu phòng bệnh. Một lần mắc bệnh, rất nhiều chức năng của heo nái bị ảnh hưởng, vì vậy, phòng bệnh càng tốt, heo nái càng sinh sản thuận lợi và cho năng suất cao.
Kỹ thuật nuôi heo nái đẻ rất toàn vẹn, rất chi tiết theo từng bước, nhưng khi áp dụng thì có trại cho hiệu quả cao, có trại lại mang kết quả bình thường. Nguyên nhân ở đây chính là các trại chưa có biện pháp để tối ưu mọi bước theo kỹ thuật hướng dẫn chăn nuôi. Làm đúng theo kỹ thuật chăn nuôi có thể xem là làm ổn, nhưng tối ưu được theo kỹ thuật chăn nuôi sẽ được xem là làm tốt. Kỹ thuật nuôi heo nái đẻ giống như một khung cơ bản để bà con dựa vào, tuy nhiên cần tối ưu để phát triển chăn nuôi từ khung cơ bản đó.
>>>> Hướng dẫn cách chăn nuôi lợn nái ngoại đạt năng suất cao
Chăm sóc nuôi dưỡng nái sau khi đẻ và đang nuôi con
Sau khi đẻ, nái thường mệt, ăn ít hoặc không ăn nhưng phải cung cấp đầy đủ nước uống. Nếu có điều kiện nên cho nái uống nước cháo tinh bột gạo, bắp, hay cám để cung năng lượng (chất bột đường) bù đắp cho cơ thể bị mất sau khi đẻ.
Định lượng thức ăn hàng ngày theo khả năng tiết sữa của nái và sức bú của heo con, nên tăng lượng thức ăn dần dần để tránh tình trạng nái dư sữa. Lượng thức ăn trung bình cho nái trong thời kỳ nuôi con khoảng 4,5 kg/con mỗi ngày.
Cần quan sát kỹ thay đổi thể vóc của nái để tăng giảm định mức ăn. Nái mập nên hạn chế thức ăn nếu nuôi ít con. Nái gầy nuôi nhiều con nên cho ăn tự do theo nhu cầu vì sự cân bằng dưỡng chất trong thức ăn hàng ngày không đủ bù lại với nhu cầu tiết sữa để nuôi con; nếu không nái sẽ bị suy kiệt sau thời gian nuôi con, chậm động dục lại sau khi cai sữa con. Trong thời kỳ nuôi con các nang noãn vẫn phát triển, dinh dưỡng tốt thì nái đẻ lứa sau mới đạt nhiều con.
Sau khi đẻ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể nái, thông thường thân nhiệt nái khoảng 390C. Nếu thân nhiệt trên 400C là tình trạng báo động do nhiễm trùng sau đẻ, phải có biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời (hội chứng MMA). Cần phân biệt hội chứng này với sốt sữa (milk fever) để chữa trị đúng cách. Sốt sữa trên heo nái xảy ra ít phổ biến hơn bò sữa. Dấu hiệu của sốt sữa trên heo nái là bầu vú căng, có thể gây đau nhưng không viêm đỏ. Có thể chống sốt sữa bằng chích canxi gluconat vào tĩnh mạch, tốt nhất là truyền dịch.
Phải theo dõi dịch hậu sản bài xuất ở bộ phận sinh dục nái khi đẻ. Nái đẻ bình thường thì dịch hậu sản ít, trong hoặc hơi hồng. Nếu dịch hậu sản quá nhiều, màu trắng đục, hoặc vàng, hoặc xanh nhạt, hoặc đỏ hồng, lợn cợn như mủ, hôi thối… là do nhiễm trùng nặng trong bộ phận sinh dục cái, cần có biện pháp can thiệp. Điều trị bằng cách tiêm kháng sinh kết hợp với bơm thụt rửa bằng thuốc tím hay chất sát trùng. Các biện pháp này có thể giúp điều trị khỏi sự viêm nhiễm nhưng thường có thể gây tắc vòi trứng, viêm tắc tử cung không thể thụ tinh trong các lần động dục kế tiếp. Biện pháp tốt nhất là tiêm oxytocin,sau đó 1-2 giờ lại bơm dung dịch kháng sinh thích hợp vào bộ phận sinh dục nái. Hai biện pháp luân phiên này đem lại hiệu quả hơn chỉ đơn thuần thụt rửa tử cung âm đạo.
Phải quan sát sự xuống sữa của nái mỗi khi gọi con cho bú qua tiếng ịt sữa. Thông thường khi nái sắp cho con bú, nái trở mình nằm nghiêng, gọi con bằng tiếng ít ịt rời rạc. Nghe tiếng ịt, heo con thức dậy, chạy đến bên vú mẹ ủi cắn nhẹ trên núm vú, quầng núm vú. Khi tất cả các con đều tập trung cùng động tác ủi gặm vú, tiếng ịt sữa của nái từ rời rạc chuyển thành nhanh hơn, đến khi tiếng ịt sữa nhanh liên tục rồi im là lúc sữa đang xuống, heo con nút vú liên tục, đây là thời điểm để đoán biết nái có nhiều sữa hay không. Nếu thời gian này kéo dài là nái nhiều sữa, nếu diễn ra nhanh hoặc sau khi bú xong heo con còn cố nút vú là sữa ít. Có thể đánh dấu heo con hoặc cân toàn ổ trước và sau khi bú để biết được khả năng tiết sữa của heo nái. Thông thường giai đoạn xuống sữa kéo dài từ 30 – 60 giây. Lượng sữa thải ra cho mỗi heo con rất khác nhau tùy theo cá thể nái, giống, lứa đẻ, tình trạng dinh dưỡng, khí hậu thời tiết….
Trong vòng 2-3 ngày sau khi đẻ, mỗi heo con quen bú 1-2 vú mà thôi. Nếu sau khi đẻ, các vú đều đồng loạt tiết sữa, thì sau 48 giờ những vú không có heo con bú sẽ tự động ngưng tiết sữa và teo lại. Nếu vú bị viêm gây hư hỏng tuyến sữa, vú đó vĩnh viễn không tiết sữa nữa.
Thông thường nái đẻ tốt, sự tiết sữa tăng từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 21 rồi giảm dần. Do đó ở tuần lễ thứ tư có sự khủng hoảng vì thiếu sữa mẹ khi đàn heo con đang sức tăng trưởng cao. Để tránh hiện tương đàn con tăng trưởng chậm lại, tập heo con ăn sớm là một biện pháp kỹ thuật cần thiết.
Để đánh giá khả năng tiết sữa của nái người ta dùng công thức sau:
Sản lượng sữa (kg) = Tổng tăng trọng (kg) của đàn heo con * 3
Như vậy để heo con tăng lên 1 kg cần đến 3 kg sữa. Người ta thường tính sản lượng sữa của heo nái 7 ngày nuôi con bằng cách cân trọng lượng toàn ổ heo con 7 ngày tuổi rồi trừ cho trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ rồi nhân với 3. Sản lượng sữa của nái sau 7 ngày thường được các nhà chăn nuôi khảo sát hơn vì heo con chưa biết ăn gì ngoài sữa mẹ, nên tăng trọng của chúng là do sữa mẹ mà thôi. Ngoài ra người ta cũng có thể tính sản lượng sữa của nái khi heo con 21 ngày tuổi, thời kỳ này bị ảnh hưởng một phần của thức ăn.
Người ta cũng tính sản lượng sữa cho mỗi lần xuống sữa của nái bằng cách cân trọng lượng toàn ổ heo con trước và sau khi bú. Hiệu số của hai giá trị này là trọng lượng sữa nái tiết ra cho một lần bú mẹ. Đếm số lần heo nái cho con bú trong ngày ta sẽ tính được sản lượng sữa của nái trong ngày.
Để nái tiết sữa tốt, cần tạo bầu tiểu khí hậu tốt cho nái, không quá nóng, quá lạnh, ẩm thấp, không khí quá khô, tránh gió lùa mưa tạt. Thức ăn của nái phải đủ chất, không hư mốc, vón cục, phải đủ lượng xơ cần thiết tránh táo bón. Luôn cung cấp đủ nước.
Khả năng tiết sữa của nái thay đổi theo từng cá thể, giống, lứa đẻ, số con nuôi, tình trạng dinh dưỡng, khí hậu thời tiết, biện pháp chăm sóc. Trong 3 nhóm giống Yorkshire, Landrace và Duroc thì Landrace có khả năng tiết sữa tốt nhưng phải thỏa mãn đủ nhu cầu dinh dưỡng, Duroc kém khả năng tiết sữa nhất. Thông thường nái đẻ lứa 1, lứa 2 thường kém khả năng tiết sữa hơn lứa thứ 3, thứ 4 nhưng những lứa đẻ sau đó thường bắt đầu giảm. Đôi khi cũng có những nái đẻ lứa 6, 7 vẫn còn tiết sữa tốt. Nái đẻ trong mùa nóng (tháng 4, tháng 5 dương lịch) kém sữa nhất, nái đẻ trong tháng 12, tháng 1 thì tiết sữa tốt hơn. Những nái nuôi dưới 6 con/ổ tiết sữa ít hơn những nái nuôi 9 – 10 con/ ổ, nái nuôi quá nhiều con thì khả năng tiết sữa ít đi vì cơ thể nái gầy sút nhanh.
Nái nuôi con trong tháng thứ nhất thường giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể. Thức ăn xấu, thiếu dưỡng chất có thể làm nái giảm trọng nhiều hơn và nái chậm động dục trở lại sau khi cai sữa.
Trong thời gian tiết sữa nuôi con, có sự cân bằng âm giữa lượng canxi, phốt-pho, chất béo giữa khẩu phần ăn với lượng sữa nuôi con. Nái phải lấy canxi, phốt-pho, chất béo dự trữ trong cơ thể để sản xuất sữa. Như vậy, trong thời gian nuôi con nái giảm nhanh lớp mỡ bọc thân (mỡ dưới da), xương trở nên xốp hơn, nái yếu chân nên dễ bị bại. Tuy nhiên khẩu phần quá thừa canxi, phốt-pho, chất béo cũng không tốt. Tương tự, gia tăng hàm lượng chất sắt trong khẩu phần ăn của nái cũng không làm tăng chất sắt trong sữa để giúp heo con tránh sự thiếu sắt ở tuần lễ thứ 2, thứ 3 khi nuôi giam trên chuồng xi măng. Bổ sung chế phẩm chứa iốt cho nái để tăng hoạt động tuyến giáp cũng giúp cho nái tiết sữa tốt hơn, nhưng phải thận trọng không được dùng quá liều. Các chế phẩm chứa iốt không thể trị chứng viêm vú, sốt sữa, tắc sữa hoặc tuyến sữa bị teo.