Cách trồng cây ngọc ngân và những lưu ý khi trồng
Cây ngọc ngân tạo không gian thoải mái dễ chịu cho người trồng nên rất được ưa chuộng và thường được sử dụng để trang trí góc làm việc, văn phòng, nội thất gia đình. Dưới đây là cách trồng cây ngọc ngân và những lưu ý khi trồng.
Đặc điểm của cây
Cây thuộc loài thân thảo, có đặc điểm khá dễ nhận dạng. Lá cây mềm, hình bầu dục, viền lá xanh, lòng lá đốm trắng (chiếm 80%), mọc so le. Cây có rễ chùm nên sinh trưởng rất nhanh, thường mọc thành bụi. Cây trưởng thành cao khoảng 30-50cm.
Cách trồng cây
Điều kiện sinh trưởng bình thường của cây
- Đất trồng
- Ánh sáng
Lá cây chứa nhiều sắc tố nên nếu bạn trồng cây trong nhà chỉ có ánh sáng điện huỳnh quang thì thỉnh thoảng cần mang cây ra hứng nắng mặt trời, sẽ mang lại màu sắc đẹp hơn cho cây. Thời điểm đón nắng thích hợp nhất là buổi sáng đến 10h và chiều tối.
- Nhiệt độ
- Nước
- Bón phân
- Sâu bệnh gây hại
- Nhân giống
Cây có thể được trồng bằng phương pháp thủy sinh
- Loại nước sử dụng
Nước là nước sạch không phèn, không vôi, không mặn, không clo, nếu sử dụng nước máy ta hứng nước để khoảng một đêm hoặc mang ra phơi nắng cho clo bay hơi hết. Sử dụng nước máy cho việc trồng cây trong nước là tốt nhất.
- Thay nước dung dịch trồng cây
Ít nhất 5 ngày nên thay nước 1 lần. Đổ sạch nước dung dịch cũ, rửa sạch bình và rễ cây (đưa rễ cây vào vòi nước để rửa, không dùng tay chà vào rễ cây), Việc này làm cho tế bào lông hút của rễ dễ hấp thụ chất dinh dưỡng. Sau đó đặt cây vào bình, đổ nước dung dịch mới (đã pha loãng) sao cho ngập 2/3 bộ rễ.
Tuyệt đối không đổ trực tiếp dung dịch chưa pha loãng lên rễ cây. Nên thêm nước thường xuyên vì nước rất dễ bay hơi nếu đặt cây trong phòng máy lạnh. Vệ sinh thân và lá cây bằng nước thường.Sẽ tốt hơn nếu bạn dùng bình xịt phun sương để tưới cây.
- Cách pha nước dung dịch
Tỉ lệ 5ml dung dịch (1 nắp đầy) + 1 lít nước, lắc hoặc khuấy đều.
Nếu bạn không sử dụng dung dịch thì cây vẫn sống được trong môi trường nước.Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải thay nước thường xuyên hơn để đảm bảo lượng khoáng chất trong nước mà cây hấp thụ.
- Cung cấp ánh sáng, nhiệt độ thích hợp
Vị trí đặt cây là nơi có ánh sáng tự nhiên, nếu đặt gần cửa kiếng thì nên cách xa ít nhất 30cm, tránh ánh sáng gay gắt trực tiếp, tránh luồng gió trực tiếp từ quạt hay máy lạnh.
Cho cây ra ngoài trời hứng ánh nắng trong vòng 2 tiếng, khoảng từ 8 ~ 10 giờ sáng (01 lần/tuần).
Lưu ý khi trồng cây
Khi trồng cây ngọc ngân cần lưu ý đây là loại cây có một ít chất độc trong thân. Khi da tay tiếp xúc vật lý với lá cây, có thể sẽ không gây nguy hiểm gì nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, nhựa và mủ cây chứa độc có thể thông qua tay mà xâm nhập vào cơ thể của bạn. Để bảo vệ bản thân, bạn nên đeo găng tay hoặc sử dụng dụng cụ làm vườn khi chăm sóc, cắt tỉa lá cây.
Không chỉ vậy, nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc nuôi thú cưng thì bạn nên đặt cây ở vị trí cách xa tầm với của trẻ và thú cưng, tránh để cho trẻ nhỏ nghịch ngợm và hiếu động sẽ bứt lá cây cho vào miệng.
Độc của cây ngọc ngân không quá mạnh nhưng sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người khi tiếp xúc với chúng, sẽ gây nên các triệu chứng như nóng rát miệng, lưỡi và cổ họng, nôn mửa và khó thở. Nếu bạn phát hiện ra con trẻ ăn nhầm phải lá cây mà có các biểu hiện này thì nên cho trẻ súc miệng nhiều lần bằng nước sạch rồi đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Cách trồng cây dây nhện trang trí cho căn nhà thêm sinh động