Thế nào là bệnh thủy đậu?
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân. Người bị thủy đậu nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách có thể bị biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh này có những triệu chứng gì, cách điều trị ra sao? Cùng vtvcantho tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền.
Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… nhất là trẻ em.
Một số cách lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu như: bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói, cảm giác ngứa ngáy nơi các mụn nước. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.
Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.
Người bị nhiễm bệnh có thể bị chỉ nổi từ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể hoặc nhiều hơn rất nhiều.
Những biến chứng của bệnh thủy đậu
Viêm da: Đối với những người bị suy nhược hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch thì bệnh thủy đậu có thể gây viêm da do các loại liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn, để lại những vết sẹo sâu.
Viêm phổi: đây là loại biến chứng phổ biến thứ 2, với những biểu hiện như đau ngực, khó thở, tím tái, ho ra máu… rất nguy hiểm.
Viêm não: loại biến chứng này tuy hiếm gặp nhưng lại đặc biệt nguy hiểm, thường xuất hiện từ ngày 5 – 10 sau khi nổi bóng nước, biểu hiện là sốt cao đột ngột, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê có thể gây tử vong, tỷ lệ tử vong là 10%, bên cạnh đó cũng để lại nhiều di chứng nguy hiểm khác.
Bệnh thủy đậu chu sinh: xảy ra đối với trẻ sơ sinh khi mẹ mắc bệnh từ khoảng 5 ngày trước khi sinh đến 48 giờ sau sinh, tỷ lệ trẻ tử vong trong trường hợp này lên đến 30%. Bệnh nguy hiểm nhất khi thai phụ mắc bệnh ở tuần 13 – 20 của thai kỳ, có thể gây dị dạng bào thai.
Các biến chứng khác: có thể kể đến là viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp, viêm gan. Virus gây bệnh cũng có thể sẽ gây bệnh Zona thần kinh hoặc viêm thần kinh cấp.
Khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm khuẩn sẽ để lại sẹo rất mất thẩm mỹ về sau.
Điều trị bệnh thủy đậu tại nhà
Cắt móng tay của trẻ hoặc bọc bàn tay bằng vớ hoặc găng tay để giữ cho trẻ không gãi, tránh gây nhiễm trùng và để lại sẹo.
Để làm nhẹ cảm giác ngứa, bỏ một nhúm natri cabonhidrat hoặc bột yến mạch vào nước. Đặt khăn tẩm nước lên da và đợi cho khô đi.
Chấm thuốc, loại không chứa chất tạo mùi thơm, trên vùng bị tổn thương để làm dịu cơn ngứa.
Tránh mặc tã cho bé nhiều nhất có thể để các mụn nước có thể khô lại và đóng vảy.
Hòa tan ½ muỗng muối và một cốc nước ấm và dùng như là nước súc miệng để làm dịu các vết đau ở miệng, hoặc súc bằng hỗn hợp của nước ấm và oxy già. Ở các trẻ lớn hơn, viên ngậm hoặc thuốc dạng xịt có chứa một ít chất gây buồn ngủ.
Dùng Tylenol trong trường hợp bị sốt; không nên dùng aspirin cho trẻ em mắc bệnh thủy đậu.
Giữ cho các vết thương sạch sẽ bằng cách tắm rửa hằng ngày. Thoa thuốc ngoài da sau đó.
Phòng ngừa bệnh thủy đậu
Cách ly người bệnh:
– Thời gian cách ly: từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (người lớn phải nghỉ làm, học sinh và Sinh Viên phải nghỉ học trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày).
– Để người bệnh ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời.
Hi vọng rằng với những thông tin mà vtvcantho chia sẻ cùng các bạn về bệnh thủy đậu trên đây sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức phòng tránh và điều trị hiệu quả, hạn chế bệnh lây lan truyền nhiễm.
Xem thêm