Bệnh thái hóa điểm vàng ở người già, nguyên nhân và cách điều trị
Bên cạnh hiện tượng lão thị và các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…, người lớn tuổi còn thường mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh mù lòa ở người lớn tuổi.
Bệnh thoái hóa điểm vàng là gì?
Điểm vàng là một bộ phận nằm tại vùng trung tâm võng mạc ở phần sau nhãn cầu, là nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu nhận hình ảnh, đảm nhận tới 90% thị lực. Điểm vàng giúp nhận biết màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh.
Bệnh thoái hóa điểm vàng (hay còn gọi là bệnh thoái hóa hoàng điểm, trong tiếng anh viết tắt là MD hoặc AMD) là sự thoái hóa của tế bào điểm vàng khiến cho mắt mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác dẫn đến giảm thị lực trung tâm làm cho hình ảnh được nhìn thấy bị mờ, phần chính giữa hình ảnh bị méo mó, biến dạng.
Qua ảnh hưởng của tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, nếp sống, và môi trường sống, điểm vàng có thể bị thoái hóa, dẫn đến thị lực của mắt sẽ suy giảm từ tạm thời đến vĩnh viễn.
Bệnh này có hai dạng: thoái hóa điểm vàng khô (chiếm 90%) và thoái hóa điểm vàng ướt (chiếm 10%). Thoái hóa điểm vàng ướt tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại là nguyên nhân gây nên 90% tình trạng mất thị lực nặng.
Dấu hiệu của bệnh thoái hóa điểm vàng?
Ở giai đoạn đầu của bệnh, thường ít có triệu chứng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường không phát hiện ra bệnh vì bệnh thường chưa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Khi AMD dạng khô tiến triển, bệnh nhân có thể thấy một điểm mờ ở vùng trung tâm của hình ảnh, rồi dần dần điểm mờ này sẽ ngày càng lớn hơn và tối hơn.
Bệnh ADM dạng ướt thường gây nên các triệu chứng đột ngột, đặc biệt là mắt bệnh nhân có triệu chứng nhìn mờ hoặc có một điểm mù ở trung tâm một mắt hoặc cả hai mắt. Nếu 2 mắt cùng bị, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi đọc sách báo hoặc làm việc với khoảng cách nhìn gần. Khi bị ở một mắt, bệnh nhân có thể không phát hiện được bệnh cho đến khi bị cả hai mắt. Khi bị ở một mắt, bệnh nhân có khả năng cao sẽ bị ở mắt thứ hai sau một vài năm.
Nguyên nhân gây bệnh thái hóa điểm vàng
Tùy vào từng loại thoái hóa hoàng điểm (AMD) mà có những nguyên nhân chính sau:
Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm) dạng khô:
Phổ biến nhất, xảy ra khi các tế bào nhạy cảm điểm sáng trong vùng điểm vàng từ từ bị suy giảm.
Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm) dạng ướt:
Xảy ra khi các mạch máu bất thường sau võng mạc bắt đầu phát triển. Các mạch máu mới này thường dễ vỡ dẫn đến rỉ máu trong điểm vàng. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất thị lực sau này.
Điều trị bệnh thái hóa điểm vàng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)?
Bạn sẽ được nhỏ vào mắt một loại thuốc chuyên dụng, bác sĩ sẽ dùng ống kính y khoa để xem võng mạc, mạch máu và thần kinh thị giác. Bạn cũng có thể sẽ thực hiện một bài kiểm tra bằng cách nhìn vào bản vẽ Amsler bằng một mắt. Nếu những gì bạn thấy là các đường gợn sóng, rất có thể bạn đã mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)?
Điều trị sớm là rất quan trọng. Nếu bị thoái hóa hoàng điểm (AMD) ở giai đoạn đầu, bạn nên kết hợp các loại vitamin, chất chống oxy hóa và kẽm cùng với bỏ thuốc lá để quá trình điều trị hiệu quả hơn. Tuy phương pháp này không giúp cho thị lực của bạn phục hồi như cũ nhưng nó có tác dụng ngăn không cho bệnh phát triển thêm. Nếu thoái hóa điểm vàng khô ở giai đoạn cuối thì không có cách điều trị nào có thể ngăn chặn việc mất thị lực.
Điều trị thoái hóa điểm vàng ướt bao gồm phẫu thuật bằng laser hoặc liệu pháp quang năng. Cả hai đều không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng có thể làm chậm tốc độ mất thị lực.
Các phương pháp điều trị mới hơn bao gồm tiêm vào mắt một loại chất kháng thể monoclonal và nhân tố ngăn giãn mạch màng trong phát triển. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu ở mắt và bị đau.
Xem thêm
Bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi, nguyên nhân và cách điều trị