Khám phá công dụng của cây cà gai leo
Từ xưa, công dụng của cây cà gai leo đã được sớm biết đến là có khả năng chữa đau lưng, nhức mỏi, suyễn,… Tuy nhiên, nhờ khoa học, công dụng của cây cà gai leo ngày nay đã được ra ánh sáng, giúp nhiều người nhận biết được những công dụng tuyệt vời cũng như là giới hạn của loài cây này.
Cây cà gai leo là cây gì?
Cây cà gà leo là một thực vật hoang giả mọc khắp nơi trong tự nhiên. Cây cà gai leo thuộc họ Cà, cây nhỏ dài khoảng một mét phân cành nhiều, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le hình bầu dục hay thuôn, phiến lá nông, không đều, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt, phủ đầy lông tơ màu trắng, hai mặt đều có gai ở gân chính, nhất là mặt trên, cuống lá cũng có gai. Hoa màu trắng, quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng, khi chín có màu đỏ, hạt màu vàng.
Tác dụng của cây cà gai leo mà mọi người chưa biết
Nói đến công dụng của cây cà gai leo, đầu tiên chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tác dụng trong việc chữa bệnh gan. Hiện nay cây cà gai leo được mọi người biết đến ngày càng nhiều bởi vì nó có tác dụng vô cùng to lớn trong việc chữa bệnh gan và hỗ trợ rất tốt trong việc chữa bệnh ung thư gan. Ngoài ra, loài cây này còn nổi tiếng trong việc chữa được rất nhiều loại bệnh mà ít ai biết đến. Vậy nó chữa được những bệnh gì?
- Chữa viêm gan, xơ gan, chống tế bào gây ung thư.
Tháng 6-2011 Bệnh Viện Trung ương Quân Đội 108 đưa vào thử nghiệm đề tài “Đánh giá kết quả bước đầu của Viên giải độc gan Tuệ Linh trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus B mạn tính” trên bệnh nhân và Hội đồng Khoa học BV nghiệm thu trong tháng 9/2012. Kết quả đánh giá đề tài đã ghi nhận: Hơn 72% bệnh nhân có men gan trở về bình thường, gần 40% bệnh nhân có nồng độ virus giảm trên 100 lần, 18% bệnh nhân giảm tới ngưỡng không thể phát hiện được. Đặc biệt có 2 bệnh nhân âm tính HbsAg (chiếm 6,1%).
Như vậy, cây cà gai leo chỉ có thể có tác dụng trong điều trị viêm gan virus chứ không phải có tác dụng chữa bệnh ung thư gan như nhiều người vẫn đồn thổi về tác dụng của cây dược liệu này.
Bài thuốc ứng dụng: Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30 g, cây dừa cạn 10 g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10 g. Tất cả sao vàng, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi.
Cà gai leo 10 g, dây gấm 10 g, thổ phục linh 10 g, kê huyết đằng 10 g, lá lốt 10 g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.
- Chữa chứng ho gà, suyễn.
Rễ Cà gai leo 10g, lá Chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày.
- Chữa phong thấp
Dùng rễ Cà gai leo, vỏ Chân chim, rễ Cỏ xước, Dây đau xương, Dây mấu, rễ Tầm Xuân, mỗi vị 20g, sắc uống.
- Làm giải rượu
Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100 g cà gai leo khô sắc với 400 ml nước còn 150 ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Hoặc 50 g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng bài thuốc này sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan. Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo có tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng giải rượu.
- Chữa rắn cắn
Lấy 30-50g rễ Cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hoà với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chiết nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Hôm sau, dùng 15-30g rễ khô, sao vàng, sắc nước cho uống, ngày 2 lần, sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn.
Cách phân biệt cây cà gai leo
- Cây cà gai leo chuẩn có hình dáng thế nào?
Theo mô tả ở các tài liệu cổ cà gai leo thuộc loại cây dây leo cao 0,6 – 1m, cành xòa rộng, có dây nhỏ nhiều gai thường mọc xen vào các cây bụi khác. Phiến là dài 3-4cm, rộng 2-3cm, mặt dưới lá có phủ một ít lông trắng nhạt. Hoa trắng hoặc hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm. Quả hình cầu đường kính 5-7mm, khi chín có màu đỏ.
- Các phân biệt cà gai leo với cà dại
Rất nhiều bạn thường hay nhầm lẫn cà gai leo với cây cà dại bởi hình dáng của chúng rất giống nhau, song nếu để ý kỹ ta sẽ biết cách phân biệt được sực khác nhau giữa 2 loại cây này. Một số điểm khác nhau:
Thân cây: cây cà dại cao hơn cây cà gai leo: Thân cây cà dại mọc đứng, thường cao từ 2-3m (Cà gai leo thân nhỏ, mọc xòa rộng, cà gai lao thường chỉ cao từ 0,6-1m)
Lá cây: Lá cây cà dại to hơn lá cà gai leo: Chiều dài lá từ 5 đến 10cm ( Cà gai leo 3-4cm)
Quả: Cà dại có quả màu vàng, đường kính quả cà dại 10-15mm lớn hơn cà gai leo (5-7mm)
Với tiềm năng to lớn của công dụng của cây cà gai leo trong việc chữa được rất nhiều bệnh, nên hiện nay nó được rất nhiều chuyên gia hàng đầu của ngành y nghiên cứu và đưa nó vào sử dụng rộng rãi hơn.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết cách trồng cây cà gai leo
Tổng hợp