Vì sao bạn bị đau thắt lưng?

Đau thắt lưng là triệu chứng bệnh thường gặp nhất chỉ đứng sau cảm cúm, có ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, khả năng lao động và làm việc. Vậy vì sao bạn bị đau thắt lưng, những nguyên nhân nào dẫn tới đau thắt lưng và cách điều trị bệnh như thế nào? hãy cùng vtvcantho tìm hiểu sau đây nhé.

Hầu hết mọi người đều trải qua cảm giác đau thắt lưng ít nhất một lần trong đời, nguy cơ bị đau thắt lưng sẽ gia tăng theo độ tuổi và tập trung nhiều hơn ở những người trên 30 tuổi.

Đau thắt lưng thường gặp ở những đối tượng sau: Người thừa cân béo phì; những đối tượng thường xuyên phải làm việc văn phòng nhưng ít vận động; người lao động chân tay, làm việc quá sức…

Đau thắt lưng có thể chỉ là những cơn đau âm ỉ, tê nhức vùng thắt lưng, diễn ra trong vài ngày thì hết, nhưng đôi khi, nó có thể kéo dài đến vài tuần hoặc lâu hơn khiến cho người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu.

Đau thắt lưng là triệu chứng của bệnh gì?

Đau thắt lưng có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý, do đó, để xác định được đau thắt lưng là triệu chứng của bệnh gì thì người bệnh cần phải đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để được kiểm tra.

Ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như: Chụp X quang tư thế thẳng và nghiêng, chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRi để kiểm tra tình trạng tổn thương nếu có của đốt sống và đĩa đệm tại thắt lưng.

Nhìn chung, đau thắt lưng có nguồn gốc từ cột sống nhưng vẫn còn nhiều nguyên nhân khác gây đau thắt lưng như bệnh về tiết niệu, sinh dục, bệnh dạ dày, ruột, bệnh tim mạch hoặc các khối u trong ổ bụng…

Trong đó, đau thắt lưng là triệu chứng của một số bệnh lý phổ biến sau:

Đau thắt lưng do tổn thương dây thần kinh tọa:

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, chạy từ tủy sống và vùng hông tới phía sau của mỗi chân. Do đó, nếu như bạn bị đau thắt lưng lan xuống mông, đùi, chân thì rất có thể là do tổn thương dây thần kinh tọa. Tổn thương dây thần kinh tọa có thể xuất phát từ những nguyên nhân rất đơn giản như vận động mạnh và làm việc sai tư thế.

Đau thắt lưng do thiếu canxi:

Canxi là một trong những nguyên tố quan trọng nhất cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Cơ thể thiếu canxi có thể xuất hiện những triệu chứng trầm trọng sau: Chuột rút, đổ mồ hôi đêm, tê buồn hoặc đau nhức tay chân, trong đó bao gồm cả đau thắt lưng.

Đau thắt lưng là triệu chứng của bệnh thận:

Hai vấn đề về thận là viêm thận và sỏi thận cũng có thể là nguyên nhân gây đau thắt lưng nguy hiểm, nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến suy thận.

Trong đó, sỏi thận sẽ khiến bạn đau nhói ở vùng hông bên trái hoặc bên phải trên vùng thắt lưng, cảm giác đau nhói. Đau thắt lưng do viêm thận cũng không phải là trường hợp hiếm gặp, nó thường đi kèm với các triệu chứng như đau khi đi tiểu, tiểu dắt, nước tiểu đổi màu, buồn nôn, nôn và sốt…

Đau thắt lưng là triệu chứng bệnh cột sống, xương khớp:

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, chấn thương cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp và lao cột sống thắt lưng đều là những nguyên nhân phổ biên gây ra hiện tượng đau thắt lưng.

Trong đó, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nguy hiểm nhất gây ra các cơn đau thắt lưng dữ dội, đột ngột; thường liên quan đến chấn thương và làm cho bệnh nhân mất khả năng vận động. Nếu không được chữa trị, người bệnh sẽ có nguy cơ bị teo cơ, dính khớp hay bị liệt, thậm chí là tàn phế suốt đời.

Viêm cột sống dính khớp sẽ gây đau cho người bệnh về đêm và sáng sớm, dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng, các khớp chi dưới bị sưng đau.

Đau thắt lưng do một số bệnh lý khác:

Đau thắt lưng nếu liên quan đến sút cân, mồ hôi ra nhiều vào ban đêm, ớn lạnh, sốt, xuất hiện các ban mủ dưới da… có thể là do bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp tính;

Đau thắt lưng cũng có thể là hiện tượng di căn của các bệnh ác tính khác như ung thư phế quản, phổi, ung thư tuyến giáp hoặc ung thư buồng trứng…

Lời khuyên của các chuyên gia khi bị đau thắt lưng:

Đau thắt lưng có thể không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, sinh hoạt và làm việc hàng ngày, làm giảm niềm vui và hứng thú trong cuộc sống. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chỉ đến gặp bác sĩ sau một thời gian dài tự điều trị nhưng không khỏi. Lúc này, bệnh đã diễn biến phức tạp hơn. Do đó, công tác phòng ngừa, nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh gây ra đau thắt lưng để chủ động thăm khám từ sớm rất là quan trọng.

Bác sĩ cho biết: Để phòng ngừa các bệnh về cơ xương khớp nói chung, ngăn chặn hiện tượng đau thắt lưng nói riêng thì người bệnh cần phải chú ý cân bằng lịch sinh hoạt và làm việc hàng ngày, chắc chắn rằng các tư thế trong lao động cũng như nghỉ ngơi đúng đắn, hăng say tập luyện thể dục thể thao, duy trì trọng lượng cơ thể ổn định; tránh béo phì; kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Đau thắt lưng là hội chứng mà bạn sẽ gặp phải trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời, đặc biệt khi bạn ngày càng già đi thì tuổi thọ của các cơ xương không còn chắc chắn như trước nữa, nguy cơ bị đau thắt lưng càng cao.

Xem thêm

Nguyên nhân của bệnh đau đỉnh đầu là gì?