Vấn đề dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng bố mẹ cần chú ý

Tay chân miệng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ. Đặc biệt bệnh rất dễ lây lan nếu không được phát hiện mà kiểm soát một cách kịp thời. Đặc biệt một trong những điều cần chú ý khi trẻ bị tay chân miệng là vấn đề dinh dưỡng. Dưới đây chúng tôi sẽ có những chia sẻ về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng để các bậc phụ huynh rõ hơn.

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

Miệng sẽ xuất hiện vết loét, khác với nhiệt miệng là có vết loét nhỏ, đơn lẻ thì trong trường hợp này, bệnh sẽ tạo thành những vết loét rộng, nhiều và loang lỗ do từ các vết ban có bọng nước bị vỡ ra tạo thành.
Nốt phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, và vết phát ban có bọng nước. Da bé có thể gồ lên theo từng vết ban.
Ngoài ra, còn những biểu hiện như trẻ bị sốt nhẹ, cảm thấy mỏi mệt, đau họng…
Khi đã phát hiện những biểu hiện mắc bệnh của con thì việc đầu tiên mẹ nên làm là hãy đưa con đến bệnh viện gặp bác sỹ để xin sự tư vấn mẹ nhé. Nếu bé được chẩn đoán là mắc bệnh tay chân miệng ở cấp độ 1 thì mẹ có thể yên tâm chăm sóc và theo dõi con ở nhà.

Dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Ngoài việc phòng tránh, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh.

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi.

Trẻ bị tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng… khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Do vậy, chuyện ăn uống của trẻ mắc bệnh cần chú ý một số điểm sau:

Cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ thích.

Do đau trong miệng (miệng loét) nên trẻ thường khảnh ăn. Vì thế, để trẻ dễ ăn hơn, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất. Cho ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng.

Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn nóng. Có thể làm mát đồ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn.

Nên chia nhỏ các bữa ăn. Không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu).

Cần chú ý: Tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ. Không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.

Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột, hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi mát. Có thể thay một bữa ăn bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát.

Nên lưu ý: Với trẻ còn bú mẹ cần cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Khi trẻ hồi phục và hết các vết loét gây đau trong miệng, cần động viên trẻ ăn uống bình thường trở lại.

Sau khi ăn cần súc miệng sạch sẽ và để trẻ nghỉ ngơi ( nhịn hoàn toàn) trong 3- 4 giờ sau đó mới cho ăn bữa khác.

Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) cho bé quay ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp với lứa tuổi, không quá kiêng khem.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng sẽ cho các bậc phụ huynh những kiến thức cần thiết để chăm sóc con trẻ tốt hơn trong trường hợp không may trẻ mắc bệnh.

Xem thêm:

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sốt các mẹ cần biết