Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cây cảnh

Muốn cây cảnh sinh trưởng và phát triển tốt thì cần phải chăm sóc cây cẩn thận, đúng kỹ thuật. Chỉ cần một chút bất cẩn, không đúng kỹ thuật thì sẽ không phát triển, bị héo và thậm chí bất chết. Để giúp bạn đảm bảo được cây sinh trưởng tốt, mời bạn tham khảo qua bài Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cây cảnh dưới đây.

1. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cây cảnh

Về kích thước của chậu/bồn:

Kích thước của chậu/bồn dùng để trồng cây cảnh cũng quyết định một phần tới công tác tưới nước cho cây. Theo đó, những chậu/bồn nhỏ thì cần tưới nước nhiều lần hơn, mỗi lần ít nước hơn. Với những chậu/bồn lớn thì cần tưới nước chậm,(ads: cao đẳng điều dưỡng hà nội ) tưới ít lần và mỗi lần nhiều nước hơn, vì kích thước càng lớn thì chậu càng chứa được nhiều nước và càng cần nhiều thời gian để thấm hết nước.

Lưu ý khi trồng cây cảnh

Về nhu cầu của cây cảnh:

Mỗi loại cây có đặc điểm sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Bạn có thể căn cứ vào từng chủng loại cây cảnh để quyết định lượng nước tưới cây cho phù hợp. Chẳng hạn, những cây cảnh mọng nước thường sinh trưởng ở sa mặc hay những nơi khí hậu, thổ nhưỡng khô cằn như xương rồng… thì bạn không cần phải tưới nước thường xuyên. Ngược lại, những cây cảnh thủy sinh thì cần duy trì độ ẩm cao cho đất trồng.

Khi muốn xử lý ra hoa ra trái :

Những người trồng cây cảnh chuyên nghiệp hoặc có kỹ thuật chăm sóc cây cảnh trong chậu đều sử dụng phương pháp hạn chế sự sinh trưởng của cây thông qua lượng nước tưới để cây ra hoa, ra trái theo ý muốn. Theo đó, bạn có thể cắt nước hoàn toàn khoảng 3 – 5 ngày, sau đó lại tưới đủ nước cho cây, để cây chuyển hóa từ giai đoạn sinh trưởng thành giai đoạn sinh thực phân hóa mầm hoa, tìm hiểu cách trang trí sân vườn sống động với tấm ốp tường 3d và thảm cỏ nhân tạo.

Nguồn nước:

Nguồn nước tưới sử dụng để chăm sóc cây cảnh trong chậu cần phải là nguồn nước sạch như nước mưa, nước máy, nước giếng, tuyệt đối khống ử dụng nước nhiễm mặn, nhiễm phèn, nước sông ô nhiễm(ads: cao đẳng y tế hà nội ). Theo đó, lý tưởng nhất là nước có độ PH = 5 – 6,5.

2. Kỹ thuật tưới nước, bón phân cho cây cảnh trong chậu

– Kỹ thuật tưới nước cho cây cảnh trong chậu :

Lượng nước tưới cho cây cảnh, mỗi lần phải đảm bảo đủ để nước đi từ mặt đến đáy chậu và cung cấp đủ độ ẩm cho rễ. Khi đã được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết thì bộ rễ mới có thể hút đủ dưỡng chất nhằm cung cấp cho hoạt động quang hợp của cây.

Lưu ý khi trồng cây cảnh

Các loại cây cảnh thông thường đều cần tưới nước mỗi ngày từ 1-2 lần, tốt nhất là vào 7-8h sáng và 16-17h chiều. Khi tưới, sử dụng bình phun tạo hạt nước nhỏ và tưới cả lên tán lá của cây. Nhớ di chuyển tay liên tục, tưới đều khắp chậu, không tập trung vào một chỗ để nước tưới được ngấm nhanh hơn.

– Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh trồng trong chậu:

Không gian sinh trưởng của cây cảnh trồng trong chậu đã bị hạn chế tối đa và cây không có khả năng tự tìm nguồn thức ăn khác, chúng hoàn toàn trông chờ vào lượng thức ăn mà bạn cung cấp. Do đó, bạn cần bọn sung định kỳ với mật độ và lượng phân, loại phần phù hợp với từng chủng loại cây cảnh, cũng như từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

Bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp: bón thông qua tưới phun nước (phân bón lá) hoặc bón rãi vào mặt đất trong chậu (phân hạt). Mỗi tháng nên bón phân hai lần, một lần bón lá và một lần bón phân hạt để cây vừa đủ dưỡng chất mà tán là lại đẹp, xanh tươi. Lượng phân bón và loại phân phải căn cứ xem cây cảnh trong chậu đó là loại cây gì và chúng đang ở giai đoạn phát triển nào mới có thể tính toán được mức phù hợp./.