Những điều cần biết về bệnh trĩ

Trĩ – Căn bệnh đứng hàng đầu tiên trong tất cả các bệnh thuộc hệ hậu môn trực tràng. Bệnh không chỉ gây nhiều đau đớn và khó chịu cho người bênh. Mà còn là nguyên nhân gây ra một số tổn thương ác tính ở hệ hậu môn – trực tràng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh trĩ ngay bài viết dưới đây nhé.

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Có khoảng gần 55% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng có thể hiểu, biết và định nghĩa được bệnh trĩ. Vậy bệnh trĩ là căn bệnh như thế nào?

Nối về vấn đề này, chuyên gia về các bệnh hậu môn – trực tràng cho biết, bệnh trĩ là tình trạng các búi tĩnh mạch ở hậu môn bị dãn ra quá mức và sưng lên.

Bệnh trĩ tuy là tổn thương lành tính và không nguy hiểm nhưng lại khiến bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn, khó chịu và chảy máu. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp, bệnh trĩ có thể phát triển thành ung thư ác tính.

Phân loại bệnh trĩ

Căn cứ vào vị phí phát triển của búi trĩ và biểu hiện của bệnh, trĩ được chia thành 3 dạng: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Cụ thể:

– Trĩ nội:

Là tình trạng búi tĩnh mạch bị rối và sưng lên ở bên trong ống hậu môn. Trĩ nội thường khiến bệnh nhân có cảm giác đau buốt, ngứa hậu môn và đại tiện ra máu. Trong số 55% trường hợp mắc trĩ, thì trĩ nội chiếm khoảng 20% và nguyên nhân gây bệnh được xác định là táo bón và ngồi bồn cầu quá lâu.

Căn cứ vào sự khác nhau của bệnh lý và mức độ phát triển của bệnh trĩ nội, có thể chia bệnh ra làm 3 loại (Trĩ tắc mạch, trĩ do u tĩnh mạch và trĩ sưng dạng sợi) và 4 giai đoạn phát triển (Trĩ nội độ 1, 2, 3, 4). Mỗi loại và giai đoạn lại có những triệu chứng và biến chứng khác nhau, trong đó trĩ nội độ 4 là khó điều trị nhất.

– Trĩ ngoại:

Trĩ ngoại là tình trạng búi tĩnh mạch bị dãn và sưng lên phía ngoài ống hậu môn, dưới đường lược. Bệnh không gây chảy máu như trĩ nội nhưng lại khiến bệnh nhân gặp phải nhiều đau đớn, khó chịu gấp 10 lần trĩ nội.

Căn cứ vào hình thái phát triển, bệnh trĩ ngoại được chia làm 4 loại: Trĩ ngoại do tắc mạch, trĩ ngoại do tĩnh mạch phình gập, trĩ ngoại do viêm nhiễm và trĩ ngoại do tổ chức kết đế. Trong đó, trĩ ngoại do tắc mạch và viêm nhiễm là thường gặp nhất.

– Trĩ hỗn hợp:

Là tình trạng người bệnh mắc của trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ hỗn hợp khá hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 10% trong tất cả các dạng trĩ mà chúng ta dễ mắc phải nhất.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ được xác định rất rõ ràng và chắc chắn. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ có phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh tốt nhất.

Những yếu tố thuận lợi sau đây chính là nguyên nhân giúp bệnh trĩ trở thành “top 1” của hệ hậu môn – trực tràng:

– Táo bón: Là nguyên nhân hàng đầu và cơ bản nhất, chiếm hơn 68% các nguyên nhân gây bệnh trĩ. Như chúng ta đã biết, hậu môn là nơi tập chung rất nhiều tĩnh mạch và chúng rất dễ bị rối do co dãn quá mức. Trong khi đó, táo bón lại là tình trạng phân cứng, khô và khiến người bệnh phải rặn nhiều, rặn mạnh, ngồi lâu. Tất cả những yếu tố đó kết hợp lại đã khiến cho búi tĩnh mạch hậu môn trở lên lỏng lẻo và khi đến thời điểm chín muồi nó sẽ sưng lên và tạo thành búi trĩ.

– Ít vận động, ngồi nhiều và đứng nhiều: Một nghiên cứu về áp lực tính mạch trĩ đã chỉ ra rằng, áp lực tĩnh mạch trĩ ở tư thế nằm là 25cm H2O, và tỷ lệ này sẽ tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng hoặc ngồi. Bên cạnh đó, khi đứng hoặc ngồi quá nhiều sẽ khiến khung xương chậu, hậu môn phải chịu một áp lực rất lớn, gần như nó phải đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Và hậu quả về lâu dài là búi tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn, sưng lên và tạo thành búi trĩ. Do đó mà những người làm công việc bàn giấy hoặc phải đứng nhiều, ngồi nhiều thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao gấp 20 lần người bình thường.

– Anal sex: Tức là quan hệ tình dục bằng hậu môn. Hình thức quan hệ này mang lại rất nhiều khoái cảm mới lạ nhưng hậu quả của nó lại rất nghiêm trọng. Không chỉ gây bệnh trĩ, anal sex còn gây viêm, thậm chí là ung thư đại trực tràng. Bệnh trĩ do anal sex thường xuất hiện nhiều ở các cặp đồng tính nam.

– Manh thai và sinh nở: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thai đổi, một trong những thay đối đó là hậu môn luôn ẩm ướt, búi tĩnh mạch cũng lỏng lẻo hơn. Bên cạnh đó, trong thời gian mang thai, khung chậu và vùng hậu môn – trực trạng phải chịu một áp lực không nhỏ từ thai nhi. Đặc biệt là khi sinh thường, thai phụ thường phải rặn mạnh rất nhiều lần để đẩy thai nhi ra ngoài. Tất cả những điều này đã giải thích tại sao phụ nữ mang thai và sinh nở nhiều lần lại có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn phụ nữ bình thường.

– U hoặc ung thư hậu môn – trực tràng: Những loại u và ung thư ở hậu môn trực tràng như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung,…khi phát triển to có thể chèn ép và cản trở sự lưu thông máu của tĩnh mạch và hậu quả là làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành trĩ.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường có 2 biểu hiện rõ ràng nhất. Kể cả trĩ ngội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp cũng đều sẽ có 2 triệu chứng này.

– Chảy máu hậu môn: Lúc đầu máu chỉ chảy thấm giấy vệ sinh hoặc có lẫn trong phân. Nhưng càng về sau máu chảy càng nhiều, ngồi nhiều một chỗ máu cũng có thể chảy ra. Trĩ nội và trĩ hỗn hợp thường gây chảy máu nhiều hơn trĩ ngoại. Trĩ ngoại chỉ chảy máu trong trường hợp búi trĩ bị cọ sát với quần áo và bị viêm nhiễm.

– Sa búi trĩ: Triệu chứng này thường xuất hiện sau triệu chứng chảy máu một thời gian. Lúc đầu, búi trĩ sẽ tự thụt vào sau mỗi lần thò ra ngoài khi đại tiện. Nhưng càng về sau, búi trĩ càng thò hẳn ra ngoài và không thể tự thò vào trong được, dù có dùng ta nhét vào thì cũng chỉ được một lúc là búi trĩ lại rơi ra.

– Khác: Đau, ngứa rát hậu môn, chảy dich, mủ vàng,…là những triệu chứng khác của bệnh trĩ.

Cách điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ được điều trị chủ yếu bằng phương pháp dân gian, nội khoa và ngoại khoa. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

– Phương pháp nội khoa, tức là dùng thuốc thường được chỉ định cho những trường hợp trĩ nhẹ, chưa chảy máu và viêm nhiễm. Thuốc được dùng chủ yếu là thuốc trợ tĩnh mạch, chống viêm và chống co thắt.

– Phương pháp ngoại khoa, tức phâu thuật cắt trĩ thường được chỉ định cho những trường hợp trĩ nặng, gây chảy máu, đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân hoặc trường hợp điều trị bằng nội khoa thất bại.

– Dân gian: Trong đông y và dân gian có rất nhiều bài thuốc, cũng như thảo dược có tác dụng trị bệnh trĩ từ căn cơ gốc dễ. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kết hợp điều trị bệnh trĩ băng cả Đông và Tây y.

Xem thêm

Những dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang bị đau ruột thừa